Hạn chế và nguyên nhân 1Hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Cầu Giấy.DOC (Trang 39 - 40)

- Cho vay trả góp: Áp dụng trong trường hợp khách hàng trả nợ bằng nguồn thu nhập thường xuyên như lương, thưởng, tiền cho thuê tài sản, lãi kinh

2.3.2Hạn chế và nguyên nhân 1Hạn chế.

Thứ nhất: Trong chỉ đạo điều hành, dù có nhiều văn bản chỉ đạo trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như của giám đốc ngân hàng song các phòng chức năng chưa có phương pháp điều hành khoa học nên không đề ra các biện pháp hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ thuộc phòng mình dẫn đến việc không cụ thể hóa và kiểm soát được công việc hàng ngày, hàng tuần đến từng cán bộ.

Thứ hai: Quy trình, thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn khách hàng phải trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng và tiến hàn lập bộ hồ sơ vay vốn. Quá trình lập hồ sơ này tốn quá nhiều thời gian do khách hàng phải có nhiều giấy tờ, xác nhận như của cơ quan, chính quyền địa phương, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, … Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định song do số lượng khách hàng quá đông, nhiều vấn đề cần thẩm định nên thời gian này cũng bị kéo dài. Sau khi thẩm định xong, trong quá trình trả nợ hàng tháng nếu khách hàng vì lý do nào đó mà không thể trả nợ đúng hạn thì khoản nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn.

Như vậy ta thấy quá trình cho vay tiêu dùng còn khá phức tạp cộng với số lượng vay nhiều và món vay nhỏ đã gây khó khăn cho ngân hàng và tạo tâm lí e ngại cho khách hàng do khách hàng luôn bị đặt trong tình trạng giám sát và luôn ở trong tâm lý chuẩn bị trả nợ cho ngân hàng.

Thứ ba: Chất lượng tín dụng.

Cho vay nhiều khi không căn cứ vào mức thu nhập ổn định hàng tháng từ tiền lương để xác định mức cho vay. Có nhiều trường hợp cho vay không thẩm định để

khách hàng mượn tên vay vốn, … gây khó khăn cho công tác thu nợ, mặt khác việc đánh giá chất lượng tín dụng của cán bộ tín dụng nhiều khi chưa đi sâu, đi sát không phản ánh được thực chất các khoản nợ kể cả nợ trong hạn và nợ quá hạn.

Thứ tư: Hoạt động marketing tại Chi nhánh chưa thực sự được coi trọng.

Với mạng lưới Chi nhánh cấp 1 và các phòng giao dịch phân bố ở những nơi tập chung đông dân cư như Hoàng Quốc Việt, Xuân Thủy, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, … có số lượng người tiêu dùng dồi dào và là mảnh đất tiềm năng cho TDTD phát triển. Thế nhưng số lượng đến với ngân hàng vẫn còn hạn chế, một phần do khách hàng được phổ biến ít thông tin về các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, khách hàng chỉ đến với ngân hàng khi có nhu cầu chứ ngân hàng chưa có các biện pháp làm nảy sinh nhu cầu khách hàng cho khách hàng.

Thực tế Chi nhánh có những hoạt động tuyên truyeenfm quảng cáo nhưng thực sự công tác marketing của Chi nhánh vẫn còn thiếu chiều sâu, chưa nghiên cứu sâu để phân loại khách hàng, để có cơ sở cho việc định ra chiến lược kinh doanh cho Chi nhánh trong tương lai.

Thứ năm: Do cán bộ tín dụng ít chú tâm tới TDTD.

Điều này do cán bộ tín dụng chú trọng vào khách hàng doanh nghiệp hơn là khách hàng cá nhân. Hoạt động TDTD chủ yếu là khách hàng cá nhân với những khoản giao dịch nhỏ không như khách hàng doanh nghiệp với những khoản giao dịch lớn. Mặt khác khách hàng cá nhân với số lượng đông, phải giải quyết nhiều và tốn nhiều thời gian gây cảm giác chán nản và mệt mỏi.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Cầu Giấy.DOC (Trang 39 - 40)