M ỤC L ỤC
4.1.3. Tình trạng bao thoát vị
Qua khảo sát cụ thể 31 heo thoát vị ruột, chúng tôi ghi nhận được tình trạng của bao thoát vị được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tình trạng bao thoát vị khi mổ
Số ca Viêm dính ruột
Có kèm theo
abcesses Ghi chú
Thoát vị ruột vào
bao dịch hoàn 30 1 0
Thú bị thiến dẫn đến viêm dính ruột Thoát vị ruột vào
vùng bẹn 1 0 0
Từ bảng số liệu ghi nhận được ở bảng 4.3 trên tổng số 31 con heo đã được điều trị chỉ có một con bị viêm dính ruột và không có ca nào bị abcesses.
Theo chúng tôi nhận thấy tỷ lệ viêm dính ruột trên heo thoát vị ruột vào vùng bẹn hoặc viêm dính vào bao dịch hoàn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số heo thoát vị ruột và thường rơi vào trường hợp heo đã được thiến và sau đó mới bị thoát vị ruột.
Một ca bị viêm dính ruột là do heo đực này đã bị thoát vị ruột vào bao dịch hoàn nhưng chủ nuôi không biết nên đã thiến. Sau đó ruột thoát ra và đã bị viêm dính với vị trí vết mổ thiến. Điều này cũng thường xảy ra vì người chăn nuôi thiến heo đực lúc còn nhỏ nên khó phát hiện. Để ngăn ngừa trường hợp này, trước khi thiến nên quan sát kỹ các heo đực để phát hiện ra các heo đực có bao dịch hoàn lớn bất thường để đừng thiến.
Theo số liệu của Đặng Việt Phong (2002) khi điều trị 29 ca heo bị thoát vị ruột vào vùng rốn ở heo thì có tới 6 ca viêm dính ruột. Có lẽ do bao thoát vị ở vùng rốn thường tiếp xúc với nền chuồng nên dễ bị nhiễm trùng hơn.
Trong tổng số heo do chúng tôi điều trị heo thoát vị ruột vào vùng bẹn hoặc vào bao dịch hoàn không có ca nào thoát vị có kèm theo accesses (bọc mủ). Theo chúng tôi những heo không bị abcesses là do bao thoát vị kín được cơ thể bảo vệ tốt không tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên không tiếp xúc với vi trùng sinh mủ và ngoài ra tất cả các ca mổ đều được thực hiện ở giai đoạn đầu khi ruột mới sa vào và bao thoát vị