KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn nước mặt tỉnh nam định (Trang 88 - 90)

/ R oo R) trên Hồng là 25k m; sông Đáy là 28km; sông Ninh Cơ là 24km

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Q TRÌNH DỊNG CHẢY TRẠM TRỰC PHƯƠNG 0

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Qua q trình thực hiện nghiên cứu tính tốn, một số nhận xét được rút ra như sau:

(1) Ứng dụng mơ hình MIKE11 tính tốn thủy lực và nhiễm mặn cho hệ thống sông Hồng - Thái Bình, kết quả kiểm định mơ hình khá tốt và mơ hình được dùng để tính tốn xâm nhập mặn với các kịch bản định sẵn. Những kết quả tính tốn cho phép nhìn nhận rõ ràng và định lượng hiện tượng xâm nhập mặn và các yếu tố ảnh hưởng đến q trình này. Từ đó có được một bức tranh tổng qt về tình hình, phạm vi nhiễm mặn khi các điều kiện biên thay đổi và đây là cơ sở khoa họa đề xuất các giải pháp đẩy lùi nêm mặn và sử dụng nguồn nước hợp lý.

(2) Đối với tỉnh Nam Định, chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất là trên sông Hồng và sông Đáy vào mùa kiệt khi gặp triều cường (28,1 và 28,2km). Sơng Ninh Cơ có chiều dài xâm nhập mặn nhỏ hơn nhưng không đáng kể.

(3) Thủy triều là nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chiều dài xâm nhập mặn trên các sông trong mùa kiệt. Chênh lệch chiều dài xâm nhập mặn trong mùa kiệt giữa kỳ triều cường và kỳ triều kém trên tất cả các con sông vào khoảng 4km với mọi kịch bản.

(4) Nước biển dâng có ảnh hưởng đến chiều sâu xâm nhập mặn nhưng không nhiều. (5) Tác dụng đẩy mặn của sự thay đổi lưu lượng vào mùa kiệt ở thượng lưu (theo

các mức tần suất khác nhau) không nhiều do sự thay đổi lưu lượng thượng lưu vào mùa kiệt là không đủ lớn trừ trường hợp có sự điều tiết của các hồ chứa. (6) Để ứng phó với xâm nhập mặn cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cơng

trình, phi cơng trình và đặc biệt cần chú trọng đến cơng tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân sẵn sàng ứng phó với xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Bên cạnh những kết quả thu được, còn một số mặt hạn chế và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn là:

- Do thực tế các trạm quan trắc mực nước đều cách cửa sông 6-10 km, tài liệu đo đạc độ mặn cịn q ít lại khơng đồng bộ với tài liệu thủy văn nên kết quả tính tốn mặn rất hạn chế, khó kiểm định dẫn tới độ chính xác cịn rất khiêm tốn. Mặt khác MIKE11 là mơ hình 1 chiều nên giá trị thu được chỉ là giá trị trung bình theo mặt cắt, khơng xét được sự biến đổi nồng độ mặn theo phương thẳng đứng.

- Do thời gian và khả năng của tác giải cịn hạn chế nên nghiên cứu mới chỉ mơ phỏng mạng lưới sông với một số phương án khai thác, vận hành còn đơn giản mà chưa xem xét được nhiều tổ hợp xảy ra trong thực tế và tổ hợp các giải pháp thích ứng với xâm nhập mặn.

II. Kiến nghị

Trên cơ sở các vấn đề đã nghiên cứu ở trên, những vấn đề chưa được giải quyết và những mặt hạn chế, xin kiến nghị một số điểm sau:

(1) Các vấn đề về sự nhiễm mặn trong sông ngày càng trở lên bức xúc, đặc biệt là trong thời kì kiệt và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây mực nước biển dâng. Nhiễm mặn trong sông đã tác động trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người dân. Điều này địi hỏi phải cần có ngay các biện pháp tạm thời và lâu dài để đối phó với tình trạng này.

(2) Để mô phỏng và đề xuất các giải pháp cho hệ thống địi hỏi phải có chuỗi tài liệu các đặc trưng thủy hải văn phải liên tục và đồng bộ hơn.

(3) Trên hệ thống sông cần đặt thêm các trạm quan trắc các yếu tố chất lượng nước, đây cũng là các trạm kiểm sốt tình trạng xả thải của các cơ sở sản xuất.

Do thời gian hạn chế, đề tài nghiên cứu lại rất rộng khối lượng tính tốn lớn nên nội dung và kết quả tính tốn cịn nhiều hạn chế, vì vậy rất mong được sự đóng góp của các thầy, cơ giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu dự báo xâm nhập mặn nước mặt tỉnh nam định (Trang 88 - 90)