/ R oo R) trên Hồng là 25k m; sông Đáy là 28km; sông Ninh Cơ là 24km
Q TRÌNH DỊNG CHẢY TRẠM TRỰC PHƯƠNG 0
3.5 xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xâm nhập mặn tỉnh Nam Định
Để đối phó với tình trạng xâm nhập mặn, chúng ta có thể sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp cơng trình và phi cơng trình để hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong phạm vi luận văn tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn như sau:
3.5.1 Các giải pháp cơng trình
(1) Giải pháp sử dụng hồ chưa thượng lưu:
Hiện nay, thượng nguồn sơng Hồng - Thái Bình chúng ta đã xây dựng hàng loạt các hồ chứa lớn: Hịa Bình, Thác Bà, Tun Quang, Sơn La, Lai Châu đây là một giải pháp đa mục tiêu gồm phát điện, tưới tiêu, vận tải thủy, mơi trường v.v trong đó có mục tiêu cấp nước đẩy mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp vào vụ đông xuân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, việc trữ nước ở các hồ chứa thượng nguồn phía Trung Quốc, mâu thuẫn về nhu cầu sử dụng nước của các nghành kinh tế cũng như quá trình khai thác các dịng sơng ở hạ du (khai thác cát, lấn chiếm lịng sơng,...) nên hiện nay giải pháp này chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước ở hạ du vì vậy rất cần phải được nghiên cứu, đưa vào vận hành quy trình vận hành liên hồ chứa nhằm đảm bảo tăng dòng chảy mùa kiệt.
(2) Xây dựng các đập ngăn mặn tại các cửa sơng với mục đích giữ ngọt, ngăn mặn. Đây là giải pháp khá triệt để cải thiện tình hình nguồn nước của khu vực sơng chịu ảnh hưởng triều. Đập có thể vận hành đóng hoặc mở tùy theo từng thời kỳ và theo mục đích. Tuy nhiên giải pháp này cũng gặp rất nhiều khó khăn như kỹ thuật xây dựng, vấn đề thốt lũ và tác động đến mơi trường, hệ sinh thái vùng cửa sông như thế nào cũng là vấn đề rất cần được quan tâm.
(3) Xây dựng các cống ngăn triều ở cửa sông. Giải pháp này rất khả quan với ưu điểm là có thể điều khiển hệ thống cửa van để điều tiết mặn ngọt. Khi triều lên thì đóng cống lại ngăn mặn từ biển tràn vào, khi triều xuống thì mở cống để đẩy mặn ra xa.
(4) Xây dựng các cơng trình ngăn mặn di động (đập xà lan) và các cơng trình ngăn mặn bán cố định với các loại vật liệu khác nhau. Ưu điểm nổi bật của loại đập này là có thể di chuyển đến vị trí khác khi có u cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất và các ưu điểm khác như: kết cấu bền vững, vận hành đơn giản, thi công nhanh, không cần giải phóng mặt bằng, giá thành rẻ và bảo vệ tốt môi trường sinh thái tự nhiên.
(5) Cải thiện hệ thống cống, trạm bơm lấy nước trực tiếp từ sông phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội.
(6) Tập trung máy bơm để trữ nước trên ruộng, ao hồ, kênh rạch trước khi các cống đóng ngăn mặn; thường xuyên theo dõi mực nước kênh để chủ động bơm trữ nước. (7) Việc tăng cường quan trắc mặn để tranh thủ lấy nước tối đa trong điều kiện cho phép; giải phóng chướng ngại vật lịng kênh, khai thơng dịng chảy trên các tuyến kênh nội đồng cũng được đẩy mạnh
3.5.2. Nhóm các giải pháp phi cơng trình
(1) Đào những con kênh nhỏ trên ruộng để phơi đất trong mùa khô. Theo kinh nghiệm, những đường mương được đào như vậy để khi mưa xuống sẽ có tác dụng cho nước mặn lắng xuống mặt ruộng hạn chế được nước mặn. Cách làm này cịn có tác dụng rửa phèn trên mặt đất...
(2) Giải pháp chuyển dịch cơ cấu ni trồng và có những quy hoạch ni trồng cụ thể đối với từng vùng chịu xâm nhập mặn. Độ nhiễm mặn và thời gian duy trì mặn đóng vai trị chủ đạo để chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
(3) Nghiên cứu các giống cây trồng vật nuôi mới cho phù hợp điều kiện sinh thái mới có thể cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
(5) Cải tạo đất phèn mặn bằng các giải pháp thau chua, rửa mặn kết hợp với sử dụng các loại phân bón phù hợp như: bón lót vơi, phân hữu cơ và bổ sung Trichoderma nhằm cải thiện độ màu mỡ cho đất giảm độ chua mặn cho đất nhiễm mặn, lựa chọn loại phân bón thích hợp cho đất nhiễm mặn.
(6) Các biện pháp lấy nước:
Việc lấy nước ở hạ du dịng sơng cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự xâm nhập mặn vào trong sông.
- Lấy nước theo chu kỳ triều: Theo các kết quả nghiên cứu về diễn biến đường mặt nước trong sơng, ta có thể lợi dụng chu kì triều đề lấy nước:
- Lấy nước luân phiên: Trong thời kỳ kiệt, nhìn chung mực nước trong sông hạ thấp, dịng chảy trong sơng nhỏ. Nếu thực hiện việc lấy nước đồng thời trong thời kỳ này sẽ không đảm bảo lưu lượng sinh thái vùng cửa sông. Do vậy các hộ dùng nước nên lấy nước luân phiên theo thứ tự ưu tiên.
- Lấy nước theo phương pháp hớt “ngọt“: Do đặc điểm của nêm mặn nên có thể tận dụng hớt lớp nước ngọt phía trên phục vụ sản xuất.
(7) Áp dụng các quy trình, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước lợi dụng khả năng chịu hạn của cây, quy trình tưới trữ nước lợi dụng tối đa khả năng chịu ngập của cây lúa. Tăng cường hiệu quả sử dụng nước hồi quy.
Tóm lại để giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, chúng ta có thể sử dụng đồng bộ hoặc độc lập từng giải pháp tùy theo điều kiện thực tế. Trong phạm vi luận văn này, tác giải chỉ đề cập đến một số giải pháp ứng phó, giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định trong điều kiện nước biển dâng.