QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐHSP- ĐẠI HỌC HUẾ

Một phần của tài liệu Các biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (Trang 33 - 58)

2.1.1. Quá trình thành lập

Trường Đại học Sư phạm Huế được thành lập ngày 01 tháng 3 năm 1957, là một phân khoa thuộc Viện Đại Học Huế theo sắc lệnh số 45-GD của chính quyền Sài Gòn. Trước năm 1975, Trường ĐHSP thuộc Viện Đại học Huế là một cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất cho các tỉnh khu vực Miền trung và Tây Nguyên.

Sau khi thống nhất đất nước, ngày 27/10/1976 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định số 426/TTg [22] thành lập Trường Đại học Sư phạm Huế trực thuộc Bộ Giáo dục, trên cơ sở Trường Đại học Sư phạm thuộc Viện Đại học Huế.

Từ năm 1994, theo Nghị định 30/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ [12], Đại học Huế được thành lập và Trường Đại học Sư phạm trở thành một trường thành viên của Đại học Huế. Tên gọi đầy đủ của Trường là “Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế”.

2.1.2. Nhiệm vụ đào tạo

Trường Đại học Sư phạm Huế đào tạo giáo viên Trung học phổ thông có trình độ cử nhân 17 ngành: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tâm lý-Giáo dục, Tin học, Giáo dục Tiểu học, Kỹ thuật Nông Lâm, Giáo dục Chính trị, Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp, Sư phạm Công nghệ thiết bị trường học, Sư phạm mẫu giáo, Giáo dục chính trị - Quốc phòng, Quản lý giáo dục với nhiều loại hình khác nhau: chính quy tập trung, chính quy tập trung hợp đồng, chuyên tu, tại chức (vừa học vừa làm), hệ cử tuyển (miền núi).

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức hành chính của Trường bao gồm: Đảng ủy, Ban giám hiệu, 04 Tổ chức đoàn, hội; 14 Khoa, bộ môn; 07 Phòng chức năng; 04 Trung tâm. Đến nay, Trường có 411 cán bộ (trong đó có 270 giảng viên: 20 PGS, 76 TS và TSKH, 143 ThS, 79 GVC).

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Trường ĐHSP Huế

KHOA / BỘ MÔN KHOA / BỘ MÔN

P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC P. ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

P. CÔNG TÁC SINH VIÊN P. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ -HỢP TÁC QUỐC TẾ P. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH P. KHẢO THÍ - ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TIN HỌC

NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC - BỒI DƯỠNG GIÁOVIÊN

THÔNG TIN-THƯ VIỆN

GIÁO DỤC DÂN SỐ KV MIỀN TRUNG

PHÒNG

PHÒNG

HỘI CỰU CHIẾN BINH

h

HỘI CỰU CHIẾN BINH

h

CÔNG ĐOÀN

CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN TNCS HCM

ĐOÀN TNCS HCM

HỘI SINH VIÊN

HỘI SINH VIÊN

BAN THANH TRA GIÁO DỤC

BAN THANH TRA GIÁO DỤC

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC-ĐÀO TẠO

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC-ĐÀO TẠO

HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG

BAN THANH TRA NHÂN DÂN

BAN THANH TRA NHÂN DÂN TRUNG TÂM TRUNG TÂM KHOA GDCT KHOA SPKT KHOA TẠI CHỨC KHOA GDTH KHOA TLGD KHOA ĐỊA LÝ KHOA LỊCH SỬ KHOA NGỮ VĂN KHOA TIN HỌC KHOA SINH HỌC KHOA HÓA HỌC KHOA VẬT LÝ KHOA TOÁN BM GD MẦM NON BAN GIÁM HIỆU BAN GIÁM HIỆU ĐẢNG UỶ ĐẢNG UỶ

2.1.4. Sứ mạng của Trường ĐHSP Huế

“Trường Đại học Sư phạm Huế là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có trình đại học và sau đại học; cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”.

Để thực hiện sứ mạng của Trường, Hiệu trưởng và cán bộ viên chức nhà trường cam kết:

+ Mọi hoạt động đều hướng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức; đào tạo đội ngũ giáo viên cho các cấp học và nghiên cứu khoa học.

+ Duy trì môi trường dân chủ trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động, phát huy tối đa tiềm năng mọi thành viên nhà trường.

+ Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy đại học có hiệu quả và ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của nhà trường. Thực hiện tốt quy trình đào tạo niên chế và từng bước triển khai quy trình đào tạo theo tín chỉ.

+ Đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

+ Mở cửa đón nhận và học tập kinh nghiệm giáo dục đại học trong nước và thế giới một cách chủ động và sáng tạo

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đặc biệt hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành sau ngày thống nhất đất nước, Trường ĐHSP Huế đã trở thành một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các cấp và nghiên cứu khoa học mạnh ở khu vực Miền trung và Tây nguyên.

2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Để tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo ở Trường ĐHSP Huế, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu: Điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn chuyên gia. Đối tượng khảo sát là Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa có liên quan với tổng số phiếu là 105 trên tổng số 223 CB, CBQL và CB kiêm nhiệm trong Trường (Phụ lục 1 - phần I). Ngoài ra chúng tôi còn sử

dụng các tư liệu, số liệu do phòng Đào tạo Đại học, phòng Kế hoạch - Tài chính và phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng Giáo dục cung cấp.

Chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia để hoàn thiện bộ công cụ điều tra và xử lý kết quả điều tra.

Đối tượng khảo sát được phân chia theo 3 tiêu chí cơ bản như sau:

+ Phân chia theo số năm công tác gồm 2 nhóm: dưới 10 năm (63 CB - 60%) và trên 10 năm (42 CB - 40%). Cơ sở phân chia này được dựa trên thực tế là từ năm 2000 tin học trở nên phổ biến và trở thành môn học trong các trường đại học.

+ Phân chia theo trình độ đào tạo về CNTT mà CB có được, gồm 2 nhóm: nhóm đã qua đào tạo (81,9%) và nhóm tự nghiên cứu, bồi dưỡng (18,1%).

+ Phân chia theo sự phân cấp quản lý bao gồm: cán bộ phối hợp quản lý (72,38% - CBQL ở các khoa và phòng ban liên quan) và cán bộ trực tiếp tham gia (27,62% - CB ở phòng ĐTĐH, phòng KT-ĐBCL, phòng CTSV)

Mỗi nội dung được hỏi trong các phiếu trưng cầu ý kiến được định lượng theo thang đo 5 mức. Để cho việc phân tích có ý nghĩa cao trong thống kê, đối với một số nội dung thang đo này được chuyển sang thang đo 3 mức với số điểm và mức bình quân như sau:

Bảng 2.1. Phân loại đánh giá kết quả đạt được

Thang đo 5 mức Thang đo 3 mức

Định tính Định lượng Thang điểm

trung bình Định tính Thang điểm trung bình Kém 1 điểm 1.0 ≤x < 1.5 Yếu + Kém (dưới trung bình) 1.0 ≤x < 2.5 Yếu 2 điểm 1.5 ≤x < 2.5

Trung bình 3 điểm 2.5 ≤x < 3.5 Trung bình 2.5 ≤x < 3.5 Khá 4 điểm 3.5 ≤x < 4.5 Khá + Tốt

(trên trung bình) 3.5 ≤x ≤ 5.0 Tốt 5 điểm 4.5 ≤x ≤ 5.0

Sử dụng phần mềm SPSS, theo mô hình Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy của toàn bộ thang đo gồm 58 câu, thu được giá trị α = 0.917 (Phụ lục 5.1), cho phép kết luận thang đo có độ tin cậy cao.

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CB đối với việc ứng dụng CNTT

Tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức của CB là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác quản lý. Khi nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo, cán bộ sẽ tự giác, tích cực, sáng tạo trong việc nâng cao năng lực cũng như hoạt động ứng dụng CNTT của bản thân. Kết quả khảo sát (trình bày ở bảng 2.2) cho thấy việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo được đa số CB (96,19%) nhận thức là một yêu cầu cần thiết và rất cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn một số CB (phần lớn có thâm niên công tác trên 10 năm) đánh giá với mức độ không cần thiết lắm (3,81%).

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của CB đối với việc ứng dụng CNTT

Cán bộ Không cần thiết Không cần thiết lắm Cần thiết Rất cần thiết SL % SL % SL % SL %

Trên 10 năm công tác 0 0,00 4 9,52 9 21,43 29 69,05 Dưới 10 năm công tác 0 0,00 0 0,00 11 17,46 52 82,54

Tham gia trực tiếp 0 0,00 1 3,45 5 17,24 23 79,31

Phối hợp quản lý 0 0,00 3 3,95 15 19,74 58 76,32

Tất cả 0 0,00 4 3.81 20 19.05 81 77.14

Thời gian sử dụng máy tính trung bình của CB từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày chiếm tỷ lệ 32,4% và trên 4 giờ mỗi ngày là 56,2%. Bên cạnh đó, 72,1% trong số 86 CB đã qua đào tạo có ý thức tự nghiên cứu, bồi dưỡng, trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao kiến thức, kỹ năng về CNTT của bản thân. Số liệu trên phần nào minh chứng cho việc nhận thức đúng đắn về sự cần thiết ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo.

2.2.2. Thực trạng về năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB trong quản lý hoạt động đào tạo

Kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT là các yếu tố quan trọng tạo nên năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB trong quản lý hoạt động đào tạo. Theo số liệu khảo sát (trình bày ở bảng 2.3), điểm trung bình cho mỗi câu hỏi có giá trị tương đối cao trong khoảng: 2.56 ÷ 3.91, độ lệch chuẩn (SD) không vượt quá 0,96 là phù hợp.

Bảng 2.3. Đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB

T

T Nội dung

Mức độ thực hiện (%) Thống kê

Kém Yếu Tr.B Khá Tốt x SD

Kiến thức, kỹ năng chung về CNTT

1 Kỹ năng sử dụng máy tính 0.0 1.0 29.5 46.7 22.9 3.91 0.74 2 Kỹ năng sử dụng thiết bị

CNTT (máy in, máy quét...) 0.0 1.0 36.2 41.0 21.9 3.84 0.77

3 Kiến thức cơ bản về tin học 0.0 1.0 42.9 30.5 25.7 3.81 0.83 4 Khả năng cập nhật tri thức

mới về CNTT 1.9 9.5 46.7 34.3 7.6 3.36 0.83

5 Khả năng sử dụng ngoại ngữ

trong lĩnh vực CNTT 1.9 12.4 47.6 34.3 3.8 3.26 0.79

Mức độ ứng dụng CNTT trong tác nghiệp quản lý đào tạo

1 Kỹ năng diễn đạt ý tưởng

bằng công cụ CNTT 0.0 5.7 36.2 41.9 16.2 3.69 0.81 2 Khai thác, xử lý thông tin từ

Internet phục vụ công tác

quản lý đào tạo 1.0 3.8 26.7 52.4 16.2 3.79 0.79 3 Khai thác, sử dụng phần mềm

chuyên môn nghiệp vụ 1.0 7.6 38.1 38.1 15.2 3.59 0.87 4 Ứng dụng CNTT để tạo ra các

sản phẩm phần mềm phục vụ

quản lý đào tạo. 9.5 43.8 32.4 9.5 4.8 2.56 0.96 5 Ứng dụng CNTT để trao đổi

thông tin trong tác nghiệp 0.0 1.9 46.7 42.9 8.6 3.58 0.67 Đánh giá năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB, qua khảo sát ta thấy rằng có 7/10 yếu tố đạt mức từ khá trở lên. Khả quan nhất là kỹ năng sử dụng máy tính

chiếm tỷ lệ 69,6%, tiếp đến là kỹ năng sử dụng thiết bị CNTT có 62,9% CB đạt được. Ở nội dung kiến thức cơ bản về tin học, CB đạt mức độ khá tốt chiếm 56,2%, trong khi đó mức trung bình trở xuống chiếm tỷ lệ khá cao 43.9%. Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm nếu mong muốn nâng cao hơn nữa năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ.

Các yếu tố đạt mức khá tốt dưới 50% rơi vào khả năng cập nhật tri thức mới về CNTTkhả năng sử dụng ngoại ngữ. Vì vậy để bắt kịp với sự phát triển của

CNTT, nhà trường cần quan tâm đến những nội dung này trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho CB.

Về yếu tố ứng dụng CNTT để tạo ra sản phẩm phần mềm, có 53,3% đạt dưới mức trung bình là điều dễ hiểu và đúng thực tế, vì hầu hết CBQL không được đào tạo chuyên ngành về CNTT.

Hai yếu tố cơ bản để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong tác nghiệp quản lý đào tạo là khai thác, sử dụng phần mềm chuyên môn nghiệp vụ (46,7%) và ứng dụng CNTT để trao đổi thông tin trong tác nghiệp (48,6%) chiếm tỷ lệ trung bình và yếu còn cao. Nhà trường cần chú ý đến những vấn đề này để góp phần nâng cao hơn nữa năng lực ứng dụng CNTT trong tác nghiệp quản lý đào tạo.

Thống kê điểm trung bình các yếu tố tương quan với năng lực ứng dụng CNTT theo thang đo 3 mức (1 - dưới trung bình; 2 -trung bình; 3 - trên trung bình) được trình bày ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thống kê điểm trung bình các yếu tố với năng lực ứng dụng CNTT

Nội dung

Phân loại năng lực ứng dụng CNTT (%)

Dưới Tr.B Trung bình Trên Tr.B

Trên 10 năm công tác 7.1 50.0 42.9

Dưới 10 năm công tác 0.0 38.1 61.9

Tham gia trực tiếp 3.4 37.9 58.6

Phối hợp quản lý 2.6 44.7 52.6

Đã qua đào tạo 1.2 33.7 65.1

Tự nghiên cứu, bồi dưỡng 10.5 84.2 5.3

Kiến thức, kỹ năng chung về CNTT 1.9 42.9 55.2

Mức độ ứng dụng CNTT trong tác nghiệp 4.8 52.4 42.9

Toàn bộ thang đo 2.9 42.9 54.3

Theo tự đánh giá của CB, năng lực ứng dụng CNTT đạt mức độ khá tốt là 54,3%, đạt mức độ trung bình là 42,9%, tuy nhiên vẫn còn 2,9% CB đạt mức dưới trung bình.

Cán bộ đã qua đào tạo có năng lực ứng dụng CNTT đạt mức trên trung bình chiếm 65,1%, trong khi đó CB khác chỉ đạt ở mức trung bình có đến 84,2%. Mức ý nghĩa quan sát được của kiểm định Chi-bình phương (phụ lục 6.3) xấp xỉ 0, như

vậy: Chấp nhận giả thiết về tính tương quan, cán bộ đã qua đào tạo có năng lực ứng dụng CNTT tốt hơn. Đây chính là cơ sở để nhà trường quan tâm nhiều hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ. Xét mối tương quan giữa năng lực ứng dụng CNTT với yếu tố đơn vị và thâm niên công tác, kiểm định (Phụ lục 6.1, 6.2) cho giá trị 0.813 và 0.30 lớn hơn 0.05, do đó chưa thể kết luận được năng lực ứng dụng CNTT có phụ thuộc hay không vào thâm niên công tác cũng như yếu tố phối hợp hay tham gia trực tiếp quản lý đào tạo. Tuy nhiên, theo bảng thống kê điểm trung bình các yếu tố có thể thấy: năng lực ứng dụng CNTT của CB trẻ được đánh giá cao hơn so với cán bộ đã lớn tuổi.

Tương quan giữa kiến thức, kỹ năng chung về CNTT với mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động tác nghiệp quản lý đào tạo, có thể nhận thấy qua bảng 2.5.

Bảng 2.5. Phân tích tương quan các nội dung đánh giá năng lực ứng dụng CNTT

Mức độ ứng dụng CNTT trong tác

nghiệp quản lý đào tạo Tổng cộng Dưới

trung bình Trungbình trung bìnhTrên

Kiến thức, kỹ năng chung về CNTT Dưới trung bình Số lượng 1 1 0 2 Phần trăm 50.0% 50.0% .0% 100.0% Trung bình Số lượng 4 40 1 45 Phần trăm 8.9% 88.9% 2.2% 100.0% Trên trung bình Số lượng 0 14 44 58 Phần trăm .0% 24.1% 75.9% 100.0% Tổng cộng Số lượng 5 55 45 105 Phần trăm 4.8% 52.4% 42.9% 100.0%

Mức ý nghĩa quan sát được của kiểm định (phụ lục 6.4) xấp xỉ 0, nhận thấy mối tương quan chặt chẽ giữa 2 yếu tố: kiến thức, kỹ năng chung về CNTT và mức độ ứng dụng CNTT trong tác nghiệp quản lý đào tạo. Đây là mối tương quan thuận, yếu tố kiến thức, kỹ năng chung về CNTT cao thì mức độ ứng dụng CNTT trong tác nghiệp có xu hướng cao và ngược lại. Như vậy, để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong tác nghiệp quản lý đào tạo có thể tiến hành từ việc nâng cao kiến thức,

kỹ năng chung về CNTT. Điều này được thể hiện trong biểu đồ biễu diễn mối tương quan giữa các nội dung dưới đây.

Trên trung bình Trung bình Dưới trung bình M ea n 3 2 1 0 22.47% 15.57% 10.74% 24.02% 16.47% 10.74%

Biểu đồ 2.1. Tương quan các nội dung đánh giá năng lực ứng dụng CNTT

2.2.3. Thực trạng về hạ tầng CNTT

Hạ tầng CNTT là phương tiện thiết yếu để thực hiện việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý đào tạo. Nhà trường đã trang cấp máy tính, thiết bị CNTT phù hợp theo nhu cầu của các khoa, bộ môn và các phòng ban liên quan. Đối với mỗi khoa / bộ môn, Trường trang cấp 01 máy tính phục vụ cho công tác điều hành

Một phần của tài liệu Các biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (Trang 33 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w