KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Các biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (Trang 86 - 90)

Qua kết quả nghiên cứu luận văn, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:

+ Về lý luận

Nghiên cứu của luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo, từ các khái niệm cơ sở: hoạt động đào tạo, năng lực, CNTT và ứng dụng CNTT đến việc xác định khái niệm của đề tài: Năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo bao gồm các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân, tích hợp với nhau dẫn đến mức độ thành thạo sử dụng các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong quản lý hoạt động đào tạo, đảm bảo cho hoạt động quản lý đào tạo đạt kết quả cao.

Luận văn đã làm rõ vấn đề về quản lý ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo ở trường đại học: các chủ thể quản lý phải dựa vào các phương tiện, điều kiện quản lý, sử dụng phù hợp các phương pháp quản lý để thực hiện chức năng quản lý của mình. Đồng thời đã nêu được những yêu cầu đặt ra đối với trường đại học về việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào.

Hoạt động ứng dụng CNTT đã được phân tích rõ, từ đó xác định được các nội dung cần quản lý trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý hoạt động đào tạo.

+ Về thực tiễn

Trên cơ sở phân tích, đánh giá với những số liệu đã thu thập và xử lý, luận văn đã phác họa rõ nét thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo, thực trạng quản lý ứng dụng CNTT của nhà trường trong giai đoạn hiện nay

+ Hầu hết CB của trường đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo. Năng lực ứng dụng CNTT của đội ngũ CB ngày càng được nâng cao, tuy nhiên một số CB lớn tuổi còn ngại khó, ngại mất thời gian trong việc nâng cao trình độ của mình. Hạ tầng CNTT về cơ bản đã được đáp

ứng nhưng còn thiếu đồng bộ và việc quản lý bảo quản chưa đạt hiệu quả cao. Hệ thống tin học hóa đã được triển khai, tuy nhiên phần mềm chuyên dùng chưa đáp ứng được ở một số nội dung tác nghiệp, sự phối hợp giữa các phòng, ban liên quan chưa được chặt chẽ.

+ Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào hoạt động đào tạo của nhà trường chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn, cách thực hiện, cách giải quyết một số nội dung chủ yếu chưa hợp lý để việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giải quyết những khó khăn trên là việc làm có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn.

+ Về kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo, luận văn đưa ra hệ thống các chứng cứ làm cơ sở xác lập các biện pháp quản lý, trình bày chi tiết 6 biện pháp từ mục đích đến nội dung và phương pháp thực hiện.

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ.

- Biện pháp 2: Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực của các chế định về ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo.

- Biện pháp 3: Thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB.

- Biện pháp 4: Tăng cường quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

- Biện pháp 5: Đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển hạ tầng CNTT. Khai thác, sử dụng có hiệu quả trong công tác quản lý.

- Biện pháp 6: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT của đội ngũ CB.

Tất cả các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định các biện pháp đề xuất có thể áp dụng được trong thực tiễn hoạt động quản lý việc ứng dụng CNTT vào hoạt động đào tạo của nhà trường.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, luận văn đã hoàn thành được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thiết khoa học của đề tài đã được chứng minh.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Sớm hoàn thiện quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho các hệ đào tạo để ổn định cho công tác đào tạo ở các trường đại học, vì việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo hoàn toàn phải dựa trên cơ sở của các quy chế này.

+ Cần ban hành “chuẩn kỹ năng tối thiểu về CNTT” và tích hợp vào các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, xếp hạng các trường đại học. Đồng thời sử dụng chuẩn này thay thế cho điều kiện về chứng chỉ Tin học cơ bản trong việc thi tuyển, xét tuyển CB mới, cũng như đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm.

+ Có các chính sách tăng cường đầu tư, xây dựng CSVC, hạ tầng CNTT và mạnh dạn giao quyền tự chủ cho các trường đại học.

2.2. Đối với Đại học Huế

+ Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai áp dụng quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm tạo hành lang pháp lý để ổn định cho việc ứng dụng CNTT vào quản lý hoạt động đào tạo

+ Cần tổ chức bồi dưỡng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT cho đội ngũ CB quản lý giáo dục. Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo trong phạm vi Đại học Huế về ứng dụng CNTT. Qua đó có thể trao đổi những kinh nghiệm, tăng cường được sự hợp tác giữa các trường đại học thành viên.

+ Tạo điều kiện để các trường thành viên tổ chức hoặc tham dự các hội thảo, hội nghị, tham quan về ứng dụng CNTT trong GD-ĐT. Từ đó có thể trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước về vấn đề này.

+ Đại học Huế cần phân bổ ngân sách hợp lý, tăng quyền chủ động sử dụng kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để xây dựng hạ tầng CNTT phù hợp với đặc điểm, tình hình của các trường đại học thành viên.

+ Có chính sách khen thưởng kịp thời các trường thành viên, đãi ngộ hợp lý CB có thành tích xuất sắc nhằm khuyến khích, động viên, tăng cường tạo động lực cho việc việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Các biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w