Đánh giá hiệu quả đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.DOC (Trang 29 - 32)

Sau khi học viên học xong một phần hoặc toàn bộ chương trình đào tạo, chương trình đào tạo cần được đánh giá để xem kết quả thu được là gì và rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Chúng ta sẽ tìm được câu trả lời cho những gì chúng ta muốn biết sau khi tổ chức các hoạt động đào tạo như:

- Các hoạt động đào tạo có đạt mục tiêu đặt ra hay không? - Nhân viên học được những gì từ chương trình đào tạo?

- Có gì trong chương trình đào tạo cần được cải thiên, bổ sung hay thay đổi? - Có những thay đổi gì cần thực hiện trong những kế hoạch cần đào tạo trong tương lai về nội dung, phương pháp cũng như về chi phí?

Mặt khác, đánh giá kết quả đào tạo cũng giúp chúng ta trả lời những câu hỏi mà cấp lãnh đạo doanh nghiệp muốn biết về những gì thu được từ đào tạo.

Cụ thể là:

- Có thay đổi ở nhân viên và trong công việc của họ không?

- Những vấn đề về kết quả thực hiện công việc trước khi đào tạo có được giải quyết không?

- Chi phí và những nỗ lực bỏ ra cho việc đào tạo có xứng đáng và hợp lý không?

Kết quả cuối cùng mang lại cho doanh nghiệp là gì?

Hiệu quả đào tạo được đánh giá ở những mức độ khác nhau ứng với từng khía cạnh và công cụ tương ứng. Ta có thể tham khảo bảng sau:

Mức độ Khía cạnh đánh giá Vấn đề quan tâm Công cụ

Một (1) Phản ứng của người học Người học thích chương trình học như thế nào

Bản câu hỏi đánh giá Hai (2) Những kiến thức/kỹ năng

học được

Người học học được những gì Bài kiểm tra, tình huống giả Ba (3) ứng dụng vào công việc Người học áp dụng những điều đã

học vào công việc như thế nào

Những đo lường về kết quả thực hiện công việc

Bốn (4) Kết quả mà doanh nghiệp đạt được

Doanh nghiệp thu được gì từ việc đầu tư vào đào tạo

Phân tích chi phí bỏ ra và lợi ích thu được

Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến nội dung khóa học và giảng viên tiến hành đào tạo như thế nào để cung cấp kỹ năng, kiến thức hay thay đổi thái độ của người học thì chúng ta chỉ cần đánh giá hiệu quả đào tạo ở mức độ (1) và (2). Tuy nhiên nếu chúng ta muốn đo lường hiệu quả đào tạo thể hiện như thế nào tại nơi làm việc, sẽ chọn mức độ (3) và (4).

Một số phương pháp đánh giá đơn giản:

- Bản câu hỏi đánh giá:

Yêu cầu người học chấm điểm và cho ý kiến về chương trình học. Qua đó chúng ta biết được điểm nào cần hoàn thiện cho chương trình.

- Thảo luận nhóm với người học:

Tiến hành thảo luận nhóm với người học ngay sau khóa học để trực tiếp nhận phản hồi của nhiều người cùng một lúc về khóa học.

- Bài kiểm tra cuối cùng:

Đây là cách kiểm tra liệu người học có nắm bắt được những kiến thức như mong muốn hay không? Bài kiểm tra có thể dưới hình thức bài tập tình huống, câu hỏi trắc nghiệm… thông thường giảng viên sẽ là người tiến hành kiểm tra và cho ý kiến phản hồi về bài kiểm tra tại chỗ.

- Quan sát nhân viên tại chỗ.

Thông qua việc quan sát những biểu hiện của nhân viên trong công việc, chúng ta có thể biết được những kiến thức và kỹ năng mới có được áp dụng hay không?

- Phỏng vấn cấp trên trực tiếp về biểu hiện và kết quả công việc của người học sau khi được đào tạo.

Cách này cho chúng ta biết được người học có những thay đổi gì trong khi thực hiện công việc và đạt được những kết quả gì sau khi được đào tạo. Căn cứ vào kết quả đánh gía, chúng ta có thể xác định đầu tư cho việc đào tạo phát triển nhân viên mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp.

- Đối với những kỹ năng có thể áp dụng ngay lập tức chẳng hạn như kỹ năng bán hàng, kỹ năng vận hành máy, kỹ năng chăm sóc khách hàng… cấp trên trực tiếp đưa ra những tiêu chí thực hiện công việc, hay những hành vi mong muốn sau khóa học. Việc đánh gía hiệu quả đào tạo sẽ dựa trên việc liệu người học có tuân theo các tiêu chí hay có những biểu hiện mong muốn trong thực tế công việc hay không?

- Đối với những kỹ năng mà người học cần phải có điều kiện phù hợp hay nhiều thời gian mới áp dụng và phát triển được, chẳng hạn như kỹ năng lãnh đạo

nhóm, kỹ năng làm việc theo nhóm… chúng ta nên có những gợi ý để giúp người học áp dụng. Cụ thể là yêu cầu người học lập kế hoạch hành động sau khóa học, trong đó nêu những hành vi hay nhiệm vụ (đòi hỏi sử dụng những kỹ năng kiến thức đã học) mà họ sẽ thực hiên. Cấp trên trực tiếp sẽ hỗ trợ để người học thực hành và củng cố kỹ năng. Việc đánh giá sẽ dựa trên những thay đồi gì mà người học biểu hiện trong công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.DOC (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w