Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu thiết bị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport ).DOC (Trang 43 - 88)

toàn bộ của Công ty và những khó khăn tồn tại mà doanh nghiệp cần khắc phục

1. Yếu tố chủ quan

1.1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Trong sản xuất, kinh doanh, nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sản xuất nhằm tạo ra nguồn tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính nguồn nhân lực sáng tạo ra những kiểu dáng mới phù hợp hơn với nhu cầu

của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm (dịch vụ) của doanh nghiệp có thể bán được, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nguồn nhân lực còn tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu từ khâu tìm kiếm khách hàng, đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng....cho đến khâu cuối cùng. Chính vì vậy, doanh nghiệp có đạt được hiệu quả trong kinh doanh hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp mình.

Technoimport có đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao trong hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ nhưng độ tuổi trung bình của hầu hết các cán bộ đã trên 45 tuổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của công ty do đội ngũ này kém năng động, chậm chạp trong việc tiếp thu khoa học công nghệ mới và sức ỳ là tương đối lớn. Cho đến nay ở Công ty nói riêng và trong các doanh nghiệp có liên quan nói chung vẫn chưa có các nhóm chuyên viên thông thạo mọi lĩnh vực công nghệ trong một dự án cho nên nhiều khi đã chuẩn bị mở thầu nhưng chủ đầu tư và thậm chí cả các chuyên viên tư vấn chưa thể hình dung được loại máy móc, thiết bị và công nghệ nào cho phù hợp nhất với dự án của mình. Nhập khẩu một công trình thiết bị toàn bộ có nghĩa là sẽ nhập khẩu hàng trăm, thậm chí hàng nghìn loại máy móc thiết bị khác nhau, do đó không một tổ chức tư vấn nào của Việt Nam có thể hoàn toàn am hiểu các công nghệ đi kèm. Trong nhiều trường hợp phương án kỹ thuật và công nghệ đã được xem xét cẩn thận nhưng do không thể tính được hết các vấn đề nảy sinh khi áp dụng một công nghệ nào đó tại một địa điểm và trong một thời gian cụ thể nên dẫn tới tình trạng

cùng một loại công nghệ song ở nơi này phát huy hiệu quả cao, còn ở nơi khác lại không có hiệu quả. Thêm vào đó, sự chênh lệch về trình độ quản lý và sử dụng công nghệ cũng dẫn đến sự khác nhau về hiệu quả phát huy kỹ thuật của công nghệ nhập khẩu. Xác định đúng loại công nghệ cần nhập khẩu cho dự án là khó khăn đầu tiên và có thể coi là lớn nhất đối với việc ra quyết định đầu tư nhập khẩu công trình của chủ đầu tư trong điều kiện hiện nay.

Ngày nay, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển làm cho hàm lượng khoa học kết tinh trong sản phẩm (dịch vụ) rất cao. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng phải tinh nhuệ. Chính vì vậy, vai trò của nguồn nhân lực trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp ngày càng quan trọng.

1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện có của doanh nghiệp

Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động. Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị...

Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cho máy móc thiết bị ở Việt Nam do Bộ khoa học Công nghệ có trách nhiệm lập và kiểm tra. Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện các tiêu chuẩn này có nhiều bất cập, bản thân các tiêu chuẩn được quy định cũng còn sơ sài, chưa đầy đủ. Việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng thực hiện theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 -

2005 và phải đảm bảo các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng máy móc công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ với 76% máy móc, dây chuyền công nghệ thuộc thế hệ những năm 1960 - 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang...; chỉ có 10% doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, 38% ở mức trung bình, 52% thuộc loại lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao của Việt Nam hiện mới chỉ đạt khoảng 2%, trong khi đó Thái-lan là 31%, Singapore là 73%, Malaysia 51% (theo tiêu chí để đạt trình độ nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải là trên 60%). Ðầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, một tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực như Ấn Ðộ là 5%, Hàn Quốc 10%. Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của Việt Nam hàng năm cũng chỉ đạt 8 - 10%, trong khi ở các nước trong khu vực có tỷ lệ tương ứng là 15 - 20%. Riêng về công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện có tới 58% doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có công nghệ lạc hậu.

Điều có thể nhận thấy ngay được là phần lớn máy móc thiết bị công nghệ của ta tụt hậu ngay từ đầu, từ lúc mua sắm dây chuyền “thiết bị mới”. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin nên không biết công nghệ nào là tiên tiến. Chẳng hạn: Tổng tiêu hao năng lượng để sản xuất một tấn NH3 của Nhà máy phân đạm Bắc Giang lên tới 61,94 GJ (đơn vị tính về tiêu hao năng lượng), trong khi một nhà máy khác của công ty hoá chất sử dụng than chỉ tốn từ 42,79 đến 43,86 GJ. Một thực tế khác là vì không biết trình độ công nghệ chung trên thế giới đến mức nào mà chỉ so với ta thì thấy tiến bộ hơn rất nhiều và các doanh nghiệp “hí hửng mua về”. Đến khi sản xuất, phải cạnh

tranh trên thị trường thì mới “ngã ngửa” rằng thiết bị công nghệ vừa mua quá lạc hậu so với thế giới. Và “câu chuyện” về việc hô hào tiếp tục đổi mới, cải tiến tại diễn ra. Thực tế dây chuyền vừa mua về chưa thu được đồng vốn nào thì lấy gì mà đổi mới. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng đối với doanh nghiệp Nhà nước (là nơi tiêu “tiền chùa” và công nghệ càng lạc hậu thì càng có “lợi” cho kẻ đầu cơ thông qua việc mua). Tình trạng lạc hậu dây chuyền và công nghệ sản xuất cũng xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp tư nhân vì thiếu thông tin. Một số trường hợp công nghệ lúc mua là loại tiên tiến nhất, nhưng do xác định công suất quá lớn so với khả năng nguyên liệu lúc bấy giờ, cho nên 10 - 15 năm sau vẫn chưa thu hồi được vốn, không có tiền đổi mới công nghệ nên thành lạc hậu.

Hiện nay, công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng với chu kỳ công nghệ ngày càng được rút ngắn, đóng vai trò to lớn, mang tính quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều này đòi hỏi Công ty nói riêng và các doanh nghiệp nước ta nói chung phải tìm được giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ tiên tiến của thế giới, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có thể làm chủ được khoa học kỹ thuật hiện đại, sáng tạo ra công nghệ kỹ thuật mới,... làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3. Trình độ tổ chức quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp

Với khối lượng đồ sộ thiết bị máy móc, hàng hoá và dịch vụ kèm theo nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật đòi hỏi một số vốn tương ứng rất lớn. Huy động trong nước đủ lượng vốn cho nhập khẩu nhiều công trình thiết bị toàn bộ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hiện nay là điều chưa thể thực hiện được đối với các doanh nghiệp trong nước hiện nay. Câu hỏi luôn đặt ra đối với các nhà nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật là làm sao để sử dụng nguồn vốn bỏ ra một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên,

một thực tế đặt ra là việc huy động được nguồn vốn quý báu ấy không phải dễ dàng, song làm sao để cho nguồn vốn đó phát huy tác dụng tích cực còn khó hơn nhiều.

Là một doanh nghiệp thương mại nên nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy, Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì sẽ nâng cao hiệu quả của Công ty. Tuy nhiên việc sử dụng vốn lưu động còn nhiều hạn chế, không chỉ do việc quản lý còn chưa hiệu quả, Công ty còn chưa sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả. Trong quản lý Công ty, nguồn vốn lưu động chưa phân bố về các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu nên nguồn vốn lưu động trong Công ty bị chia nhỏ đến 7 lần. Nguồn vốn này tuy lớn nhưng khi bị chia nhỏ ra như vậy thì không thể đảm bảo trả nợ cho các hợp đồng nhập khẩu vì vậy các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ có giá trị lớn, Công ty phải thường xuyên vay vốn ngân hàng. Mặt khác, thời gian thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ thường rất dài nên mức lãi suất phải trả ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí kinh doanh. Nếu nguồn vốn lưu động của công ty được quản lý tập trung thì việc vay nợ ngân hàng sẽ giảm đi rất nhiều, điều này sẽ giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Bên cạnh việc sử dụng nguồn vốn lưu động, Công ty còn phải phát huy hiệu quả nguồn vốn cố định. Trong Công ty, nguồn vốn cố định chiếm 20% trong nguồn vốn kinh doanh, một tỷ lệ hợp lý đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại đơn thuần. Nguồn vốn cố định bao gồm giá trị văn phòng, phương tiện thông tin liên lạc, việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định cũng là vấn đề đặt ra đối với công ty. Hiện nay thiết bị văn phòng vẫn còn sử dụng một cách không hợp lý, có những thiết bị dư thừa như điện thoại nhưng cũng có những thiết bị còn thiếu như máy tính (có phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

chỉ có 2 máy tính/6 cán bộ. Mà việc sử dụng máy tính là rất cần thiết cho nhu cầu kinh doanh).

Không thể phủ nhận một điều rõ ràng là một phần nguồn vốn của nhập khẩu đó không từ đâu khác mà chính là từ lợi nhuận thu được từ xuất khẩu. Mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Xuất khẩu để tạo vốn cho nhập khẩu và nhập khẩu nhằm góp phần nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, hỗ trợ và đẩy mạnh cho xuất khẩu. Vì thế, nếu thiết bị toàn bộ được nhập khẩu về không được đánh giá đúng và sử dụng một cách hiệu quả thỉ sẽ kìm hãm sự phát triển và gây lãng phí cho nền kinh tế. Do vậy, việc có những chính sách đồng bộ và đúng đắn để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả xuất khẩu cũng là yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng tích cực tới nhập khẩu nói chung và nhập khẩu thiết bị nói riêng.

Vốn là nhân tố quan trọng thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp phải chú trọng ngay từ khâu hoạch định nhu cầu vốn kinh doanh để làm cơ sở cho việc lựa chọn các phương án sử dụng vốn, huy động các nguồn vốn hợp lý trên cơ sở khai thác tối đa mọi nguồn lực hiện có, tổ chức chu chuyển, tái tạo và bảo toàn vốn. Đồng thời, khi tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng việc nghiên cứu biến động của thị trường tiền tệ đặc biệt là sự biến động của các ngoại tệ mạnh như USD, JPY, EURO...

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với môi trường kinh doanh có rất nhiều biến động. Chính vì vậy, nhân tố quản lý đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và việc quản lý tốt nguồn vốn của Công ty là rất cần thiết, góp phần quan trọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho Công ty. Hy vọng trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ không cần phải vay vốn nước ngoài cũng như trông chờ vào viện trợ nước ngoài để nhập khẩu thiết bị và kỹ thuật

để rồi sau đó Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu máy móc thiết bị và công nghệ trên thị trường quốc tế.

2. Yếu tố khách quan

2.1. Môi trường chính trị pháp luật

Môi trường pháp lý bao gồm các văn bản luật và dưới luật. Mọi quy định trong các văn bản này đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cơ sở vừa cạnh tranh, vừa hợp tác. Chính vì vậy, việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình mà còn điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô khác.

Hiện nay, các quy định về thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị cho các dự án do quá nhiều cơ quan thuộc nhiều cấp ban hành, dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn giữa các văn bản làm ách tắc nhập khẩu, gây thiệt hại vê thời gian và tiền bạc cho chủ đầu tư mặc dù trong đó có nhiều chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn Nhà nước cấp hoặc bảo lãnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù mọi dự án đều đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa thiết bị và vật tư cho dự án thì lại một lần nữa phải xin phép Bộ Công Thương, khi xin phép lại phải xuất trình toàn bộ các văn bản trong quá trình lập báo cáo khả thi. Đối với máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được do Bộ Công nghiệp quyết định, nhưng để được miễn thuế nhập khẩu thì lại phải xin phép Bộ Công Thương một lần nữa mặc dù theo luật định, đã là hàng trong nước không sản xuất được thì chỉ cần bộ quản lý nghành xác nhận là được miễn thuế nhập khẩu. Những quy định phiền hà như thế này gây khó khăn không ít cho người nhập khẩu đôi khi làm mất cơ hội kinh doanh của công ty đối với đối tác nước ngoài. Bởi vì thiết

bị toàn bộ là một mặt hàng nhạy cảm, nhanh chóng lỗi thời, giá trị của hợp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport ).DOC (Trang 43 - 88)