3. Thực hành 1.Nguyên tắc :
3.4.1 Xử lý mẫu: Tùy vào đối tượng nghiên cứu mà cách chuẩn bị dung dịch dùng để định lượng đường có khác nhau:
định lượng đường có khác nhau:
+ Nguyên liệu không chứa nhiều tinh bột hoặc inulin.
- Cân 1–2g đối với nguyên liệu khô. 5 – 10g nếu là nguyên liệu tươi, hàm ẩm cao. - Cho vào cối sứ nghiền thật nhỏ (có thể nghiền với bột thủy tinh hay cát sạch). - Trích ly nhiều lần bằng 30ml nước cất nóng 70 – 800C.
- Chuyển lượng dịch vào bình định mức, bỏ phần bã.
- Đem kết tủa protein và các tạp chất bằng dung dịch acid trichloroacetic 10% ( hoặc Acetat chì 10 %).
- Sau đó trung hòa bằng dung dịch NaOH 5% với chỉ thị methyl red ( màu đỏ chuyển sang vàng ) hoặc Na2HPO4 bão hòa.
- Lọc bỏ tạp chất, protein ta thu được mẫu cần định lượng. + Nguyên liệu chứa nhiều acid hữu cơ.
- Trong quá trình trích ly đường, Saccharose có thể bị thủy phân một phần do sự có mặt của acid hữu cơ có sẵn trong nguyên liệu, do đó khi xác định đường khử phải trung hòa acid hữu cơ bằng dung dịch NaOH 5% hay Na2CO3 bão hòa.
- Nghiền nhuyễn nguyên liệu trong cối sứ với một ít nước cất. Nhỏ 3 giọt chỉ thi đỏ methyl red hoặc phenolphtalein và cho từ từ từng giọt NaOH 5% đến khi xuất hiện màu hồng nhạt.
- Tiếp tục trích ly bằng nước ấm như trên.
+ Nguyên liệu chứa nhiều tinh bột hay inulin.
- Trích ly đường bằng 30ml rượu 70 – 800. Trong trường hợp này không cần kết tủa protein vì lượng protein chuyển vào dung dịch không đáng kể.
- Mẫu đã qua xử lý thêm nước cất tới vạch định mức 100ml, lọc qua giấy lọc vào cốc. - Nước qua lọc là dung dịch đường khử cần phân tích.
• Trong bài thí nghiệm này ta sử dụng mẫu là mật ong có nồng độ đường cao đã qua giai đoạn xử lý nguyên liệu, ta chỉ việc đem pha loãng mẫu để xác định hàm lượng đường.