Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG. (Trang 29 - 32)

Sau khi hỏi ứng viên tất cả những thông tin cần thiết, nhà tuyển dụng sẽ mời ứng viên đặt câu hỏi. Những người phỏng vấn hiểu rằng, cuộc phỏng vấn là một chu trình hai chiều, và họ muốn chắc chắn rằng nếu họ quyết định tuyển dụng bạn, bạn cũng sẵn sàng nhận công việc đó. Vì vậy, họ muốn có cơ hội để đánh giá lại thông qua những điều mà ứng viên còn băn khoăn.

Để biết thời điểm đặt câu hỏi thích hợp, ứng viên phải chú ý đến người phỏng vấn và qúa trình đàm thoại giữa hai bên. Một người phỏng vấn thích làm việc theo trình tự sẽ không muốn cuộc phỏng vấn bị cắt ngang, nhất là sau khi họ đã có một danh sách cơ bản trong tay. Khi đó, ứng viên nên đặt câu hỏi khi nhà tuyển dụng đã tiến hành phỏng vấn xong và mời người đó đặt câu hỏi. Ngược lại, nếu nhà tuyển dụng dễ tính hơn và ứng viên muốn biết rõ hơn về câu hỏi của họ, thì bạn sẽ phải nêu câu hỏi ngay trong quá trình họ phỏng vấn .Như vậy, tổng kết lại, chúng ta có hai loại câu hỏi: Câu hỏi phản hồi và câu hỏi hỏi thêm nhà tuyển dụng.

2.5.1. Cách đặt câu hỏi phản hồi.

Khi nghe nhà tuyển dụng đặt câu hỏi, ứng viên có thể không hiểu rõ câu hỏi đó là gì hoặc sau khi trả lời câu hỏi xong, ứng viên muốn biết phản ứng của nhà tuyển dụng ra sao. Trong trường hợp này, người được phỏng vấn nên đặt câu hỏi phản hồi lại cho nhà tuyển dụng.

Câu hỏi đặt ra nên ngắn gọn, rõ ràng, nêu được trọng tâm của vấn đề và thể hiện được sự nhã nhặn và tinh thần học hỏi cao.

Ví dụ:

- Để hỏi lại ý câu hỏi của nhà tuyển dụng: “ Tôi không chắc rằn mình có thể hiểu hoàn toàn câu hỏi, ông/ bà/ anh / chị có thể diễn đạt lại không ạ?”.

- Để tìm hiểu sự phản ững của nhà tuyển dụng về câu trả lời của mình, bạn có thể đặt câu hỏi: “……….. Tôi đã cung cấp đầy đủ những thông tin mà ông bà cần chưa ạ?”.

Như trên đã trình bày, những câu hỏi này chỉ nên đưa ra với số lượng hạn chế vì nếu hỏi quá nhiều, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá không tốt về kĩ năng lắng nghe, sự tập trung và trình độ của ứng viên

2.5.2. Câu hỏi thêm dành cho nhà tuyển dụng.

Thông thường, sau khi hỏi hết những câu hỏi dành cho ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ dành thời gian để ứng viên đặt câu hỏi.. Việc đặt câu hỏi cho thấy ứng viên là người thông minh, nhiệt tình, cẩn thận và cầu thị. Chính vì vậy, ứng viên nên đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng vì có thể có những vấn đề nhà tuyển dụng không nói cho bạn và bạn vẫn muốn tìm hiểu.

Trong quá trình đặt câu hỏi, các ứng viên cần nhớ những yêu cầu sau:

- Không đặt những câu hỏi về những vấn đề lẽ ra mình nên tìm hiểu trươc khi đi phỏng vấn. Ví du: Lĩnh vực kinh doanh của công ty, tên giám đốc hoặc tên trưởng bộ phận nhân sự… Những câu hỏi này cho thấy người đó không tìm hiểu kĩ về công ty.

- Tránh đặt câu hỏi mờ đầu bằng “Tại sao?”. Cum từ này thường gây cảm giác đối đầu và gây cảm giác tiêu cực. Thay vì hỏi “Tại sao…?” thì ứng viên nên hỏi rằng: “Tôi được biết…..Nhưng tôi thấy….Liệu chúng ta có thể thảo luận một chút về vấn đề này được không?” hoặc “ Tôi có thể hỏi…?” chứ không nên hỏi “Tôi hi vọng

là ông/ bà không thấy phiền khi tôi hỏi…?, Tôi muốn biết…” vì nhà tuyển dụng không muốn bạn kiểm soát họ.

- Cần đặt câu hỏi về nơi làm việc và vị trí cần tuyển để quyết định xem có nên làm việc ở đó không với những thông tin như phong cách quản lý, kế hoạch sắp tới của công ty, quy trình tuyển dụng…Cho dù là nội dung nào, câu hỏi vẫn nên thể hiện rằng ứng viên nhiệt tình với công việc và bạn có thể đóng góp tốt cho công việc, đó là người thông minh, khát vọng và tận tâm. Việc đặt câu hỏi này vừa cho bạn biết thêm thông tin, vừa làm tăng ấn tượng của nhà tuyển dụng đối với bạn.

Ví dụ: Chúng ta có thể đặt những câu hỏi như sau:

- Tôi có thể biết rõ hơn về công việc tôi đang dự tuyển sẽ làm việc như thế nào? Phải giao tiếp với những ai và tôi cần có những kĩ năng nào khác để có thể hoàn thành tốt công việc này?

- Ông/ bà có thể cho tôi biết phong cách lãnh đạo của ông/ bà là gì? Với ông/ bà, một nhân viên được coi là xuất sác phải có những yếu tố nào?.

- Ông bà có thể cho tôi biết định hướng của công ty trong thời gian tới không ạ?

- Hiện nay công ty có những chính sách hay chương trình đào tạo nào để nâng cao năng lực nhân viên không ạ?

Đây là những câu hỏi cho thấy ứng viên nghiêm túc với quyết định chọn việc của mình và họ có quan tâm đến việc phát triển của bản thân và phát triển cùng công ty..

Một lưu ý cuối cùng trong khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, đó là những câu hỏi mà ứng viên không nên đặt ra. Nhà tuyển dụng sẽ thấy không ấn tượng nếu như họ nêu ra những câu hỏi quá đề cao bản thân hay những câu hỏi về lương, thưởng, các chế độ đãi ngộ.

Ví du: - Mức lương của tôi là bao nhiêu? - Tôi có phòng làm việc riêng không? - Một năm có bao nhiêu ngày nghỉ?

Những câu hỏi này tập trung vào những gì chúng ta đòi hỏi ở công ty chứ không tập trung vào những gì mình có thể cống hiến cho công ty. Các câu hỏi

này chỉ có ý nghĩa thực tế nếu như người đó được tuyển dụng. Vì vậy, tập trung thảo luận để có được công việc mới là ưu tiên hàng đầu trong phỏng vấn.

2..6. Kết thúc buổi phỏng vấn:

Sau khi hai bên trao đổi những câu hỏi cần thiết, nhà tuyển dụng sẽ ra những dấu hiệu kết thúc buổi phỏng vấn. Đó có thể là:

- Ngôn ngữ cơ thể: Nhà tuyển dụng nhìn vào đồng hồ, đứng dậy hay ngồi thẳng lên. Hoặc họ bước ra cửa cũng là một dấu hiệu rõ ràng.

- Lời nói: Bạn còn câu hỏi nào không? Bạn có vấn đề gì cần thảo luận nữa không?

Khi nhà tuyển dụng ra các kí hiệu trên, nếu như không được thông báo từ trước về kế hoạch tiếp theo như phỏng vấn vòng 2, thời gian và hình thức thông báo kết quả phỏng vấn thì ứng viên nên chủ động đặt ra câu hỏi đối với nhà tuyển dụng. Sau đó, chúng ta gửi lời cảm ơn tới người phỏng vấn băng tên vì đã dành thời gian tiếp và cung cấp thông tin cho mình.

Khi cuộc phỏng vấn đã kết thúc, ứng viên nên đứng dậy, thu dọn những thứ mang theo và nhanh chóng ra ngoài. Trước khi ra ngoài nên bắt tay nhà tuyển dụng một lần nữa nếu họ đưa tay ra, cúi chào và mỉm cười thân thiện.

Nếu nhà tuyển dụng đi cùng ứng viên tới quầy lễ tân hay lối ra chính thì bạn hãy nói chuyện với họ trên đường đi để thể hiện sự thân thiện, gần gũi và tăng thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.

Như vậy, trong bước này, chúng tôi đã trình bày những yếu tố cơ bản cần thiết để thể hiện tác phong chuyên nghiệp khi tham dự phỏng vấn. Có một lưu ý nhỏ rằng những yếu tố này không hề tách rời mà có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong lúc trả lời phỏng vấn, ứng viên vẫn luôn phải để ý đến thái độ, cử chỉ, tư thế và trang phục của mình. Những yếu tố này nếu như được ứng viên khai thác và kết hợp một cách hợp lý thì cơ hội có được việc làm của chúng ta sẽ gia tăng. Hơn thế nữa, sau mỗi cuộc phỏng vấn, chúng ta lại tích luỹ thêm được những kĩ năng giao tiếp và kiến thức cần thiết để phục vụ cho quá trình làm việc sau này.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG. (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w