III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
2. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác lập kế hoạch SXKD
Muốn đứng vững trên thị trường, trước hết công ty phải thu thập được một lượng thông tin kinh tế đủ lớn để ra các quyết định cần thiết cho quá trình kinh doanh tiến hành một cách thuận lợi.Chỉ có thể trên cơ sở thu thập được thông tin đầy đủ chính xác thì công ty mới có thể lập kế hoạch hiệu quả, đảm bảo được lợi thế cạnh tranh. Hệ thống thông tin của Công ty hiện nay chưa đảm bảo được nguồn thông tin có chất lượng cần thiết phục vụ công tác lập kế hoạch. Chính vì vậy, xây dựng được hệ thống thông tin cần thiết về thị trường thế giới và trong nước là yêu cầu đặt ra đối với công ty. Công việc đầu tiên Công ty cần thực hiện là phải xây dựng được hệ thống thông tin gồm:
- Thông tin về môi trường kinh doanh, chính trị, văn hoá, xã hội, thông tin về các chính sách thuế và hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước…
- Thông tin về các đối thủ cạnh tranh, về nhà cung cấp nguyên vật liệu và khách hàng .
- Thông tin về tình hình phát triển của ngành xây dựng. - Thông tin về giá cả các sản phẩm hiện hành.
Để đảm bảo được nguồn thông tin chính xác Công ty có thể cử nhân viên đi khảo sát thị trường, xác lập quan hệ với nhà cung cấp…Sau đây là một số biện pháp góp phần việc xây dựng hệ thống thông tin hoàn thiện hơn:
- Để đảm bảo tính thống nhất toàn Công ty thì các xí nghiệp cũng cần tiến hành thu thập thông tin liên quan đến mặt hàng sản xuất của đơn vị, báo cáo kịp thời những thay đổi trong quá trình sản xuất của mình hay những bất thường trong nguyên vật liệu, thời hạn giao hàng…
- Liên kết, tạo mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống để có được những thông tin kịp thời.
- Sau khi thu thập thông tin cần tiến hành phân tích, xử lý để giữ lại những thông tin trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cần loại bỏ những nhân tố mang tính ngẫu nhiên, cá biệt.
Đặc biệt khi thu thập thông tin về môi trường nội bộ của công ty cần tiến hành phân tích để nhận dạng, xác định và xếp thứ tự ưu tiên cho từ 10 đến 20 điểm mạnh và điểm yếu quan trọng nhất, có ảnh hưởng đến sự thành bại của tổ chức.