I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM HỢP TÁC CHUYÊN GIA VÀ KỸ
1. Những thành tựu đã đạt được từ hoạt động giáo dục đào tạo
Trong nhiều năm qua cùng với các lĩnh vực khác của xã hội như y tế, văn hoá xã hội … đang thay đổi từng ngày theo nhu cầu của xã hội, giáo dục cũng có những bước chuyển mình thành công trong việc từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội cụ thể:
Thứ nhất: Hệ thống giáo dục đào tạo nghề nghiệp bao gồm các trường
đại học và cao đẳng, hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và hệ thồng các trường nghề đã đòng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, cung cấp hang triệu lao động mỗi năm ở các trình độ khác nhau với số lượng ngày càng tăng, chất lượng dần được nâng cao.
Thứ hai: Cơ cấu trình độ đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề đã được điều chỉnh. Năm 2000 tỷ trọng cơ cấu trình độ ĐH/CĐ/TCCN/CN là 1/0/0,7/1.1; tỷ lệ hiện nay là: 1/0,4/0,9/3,8. Nguồn nhân lực trình độ nghề tham gia lao động trực tiếp tăng nhanh.
- Về số lượng: Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm
2000: năm 2001 – 2002 cả nước có 77 trường đại học, 114 trường cao đẳng và 252 trường TCCN . Năm 2005 – 2006 số trường đại học là 148 trường tăng
sinh viên, học sinh học trong các cơ sở đào tạo năm 2001 – 2002: đại học 763.256, cao đẳng 210.836, TCCN 271.175. Con số tương ứng năm học 2005 – 2006: đại học 1.087.813 tăng 42,53%, cao đẳng là 299.294 tăng 41,95%, TCCN là 500.252 tăng 84,47%. Khối dạy nghề hết năm 2006 cả nước có 262 trường dạy nghề và 599 trung tâm dạy nghề. Số học sinh học nghề dài hạn năm 2001 là 126.100, năm 2005 là 228.600 tăng 79.69%
- Về chất lượng: Cơ bản nguồn nhân lực có trình độ đào tạo đáp ứng được
những yêu cầu thiết yếu của nền kinh tế và thị trường lao động. Nhiều chương trình đào tạo mới đã được mở và đưa vào áp dụng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của toàn xã hội như khoa học máy tính, cộng nghệ thông tin, tự động hoá, cơ điện tử, công nghệ cơ khí, nuôi trồng thuỷ sản, tài chính, ngân hang, các ngành dịch vụ và du lịch. Cho đến nay số chương trình đào tạo áp dụng đang được áp dụng trong các cơ sở ở các trình độ là: đại học 264, cao đẳng 126, TCCN 262
Thứ ba: Xuất hiện những nhân tố mới trong việc tăng cường gắn kết giữa
đào tạo với thị trường lao động, đào tạo với thế giới việc làm, đào tạo với nhu cầu xã hội. Đó là mô hình đào tạo của các trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã cùng với đối tác Nga, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thành lập trung tâm huần luyện hàng hải đạt tiêu chuẩn quốc tế, thành lập công ty liên doanh trong vận tải hàng hải. Hay như trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) với mô hình lien kết toàn diện với viện máy và dụng cụ Công nghệ (IMI), Bộ Công nghiệp trong việc đào tạo cử nhân ngành cơ điện tử cho toàn ngành công nghiệp. Mới đây mô hình phát triển chương trình đào tạo theo hướng nghề nghiệp của các trường Đại học NNI, Đại học nông lâm Thái Nguyên, Đại học Nông lâm Huế, Đại học Nông lâm Tp.HCM … đã được thực hiện dựa trên kết quả điều tra và phân tích nhu cầu đào tạo, phân tích năng lực, phát triển chung chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động . Hay như
gần đây nhất cuối tháng 3-2007, Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG- HCM) đã có cuộc “bắt tay” rầm rộ với Microsoft để cùng đào tạo nhân lực. Trước đó mấy ngày, Khoa Kinh tế (ĐHQG-HCM) cũng “tay trong tay” với Công ty cổ phần Hoa Sen (Hoa Sen Corporation) bằng việc ký kết hợp tác chiến lược giữa đơn vị đào tạo với doanh nghiệp nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
Trong những cái bắt tay này, phía trường cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị thực hiện liên kết, rồi đào tạo nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên của đơn vị… Ngược lại, các đơn vị sẽ hợp tác với trường nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng cũng như sẽ hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học; tài trợ học bổng, các hoạt động phong trào, học thuật cho sinh viên. Và quan trọng nhất là các đơn vị này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên thực tập thực tế tại công ty.
Tuy nhiên, tất cả những cuộc “bắt tay” như thế chỉ được coi như là nỗ lực đơn lẻ, một loại “giải pháp tình thế”, tuy được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng nhưng vẫn chưa trở thành một giải pháp chiến lược
Thứ tư: Một số mô hình phát triển nguồn nhân lực cấp quốc gia cũng
đang được nghiên cứu áp dụng và nhân rộng như: Chương trình Kĩ sư, cử nhân chất lượng cao, Chương trình cử nhân tài năng, đặc biệt là Bộ đang triển khai chương trình tiên tiến nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, tiếp cận những công nghệ tiên tiến trên thế giới từ đó làm thay đỏi cơ bản chất lượng giáo dục đại học nói riêng và chất lượng giáo dục dạy nghề nói chung.
Thứ năm: Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng là cơ sở và căn cứ để phát triển chương trình đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo xem có đúng là phù hợp nhu cầu xã hội hay không. Cho đến nay, một số tiêu chuẩn nghề nghiệp đã được xây dựng , ban hành và áp
tỉnh thành với 25000 giáo viên tiểu học; tiêu chuẩn năng lực kỹ thuật viên công nghệ thông tin ở trình độ TCCN đang trong giai đoạn phê duyệt và ban hành; năm 2006 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học đã được áp dụng cho 20 trường và dự kiến năm 2007 sẽ kiểm định các trường tiếp theo. Theo đó một số trường đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tổng thể và được cấp chứng chỉ ISO như: Đại học Hàng Hải Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2000 về lĩnh vực đào tạo hàng hải năm 2005; Đại học Đà Lạt – ISO 9001-2000 về tổ chức quản lý đào tạo năm 2005; Đại học Kinh tế Quốc Dân – ISO 9001-2000 về tổ chức và quản lý đào tạo năm 2005.
Những nhân tố tạo nên những thành tựu:
Để có được những thành tựu trên chúng ta không thể không nhắc tới những nhân tố góp phần tạo nên những thành công đó.Cụ thể:
- Đường lối giáo dục đào tạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, chính sách đổi mới mà trực tiếp là chính sách đổi mới trong giáo dục đào tạo
- Truyền thống hiếu học của dân tộc ta được phát huy, nhu cầu học tập của dân không ngừng tăng lên. Nhân dân đóng góp rất nhiều công, của xây dựng trường lớp và chăm lo sự nghiệp giáo dục.
- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và số đông học sinh, sinh viên có nhiều cố gắng rất lớn, đại bộ phần thầy cô có tâm huyết, gắn bó với nghề. Các giáo viên vùng sâu, vùng xa nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh.
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nhận thức rõ hơn vai trò của giáo dục đối với tương lai của đất nước, đã khắc phục nhiều khó khăn, tích cực tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục.