Nhân sự và cơ cấu tổ chức của trung tâm

Một phần của tài liệu Đào tạo theo nhu cầu xã hội - Những định hướng và giải pháp.DOC (Trang 26 - 32)

I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM HỢP TÁC CHUYÊN GIA VÀ KỸ

3. Nhân sự và cơ cấu tổ chức của trung tâm

a. Nhân sự

Số lượng cán bộ của Trung tâm hiện nay là 46 người: trong đó 4 biên chế, 42 hợp đồng (2 tiến sĩ, 5 thạc sĩ, 37 đại học, 2 trung cấp); hiện có 30 cán bộ đang làm việc tại trung tâm, 8 cán bộ đang làm chuyên gia ở nước ngoài, 8 cán bộ được cử đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài (1 tiến sĩ, 7 thạc sĩ). Cụ thể được thể hiện ở bảng sau đây:

SỐ LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CỦA TRUNG TÂM HỢP TÁC CHUYÊN GIA VÀ KỸ THUẬT VỚI NƯỚC NGOÀI

Tổng só CBCNV Biên chế Hợp đồng dài hạn Trình độ Đang làm việc tại quan Đang làm việc ở nước ngoài

Đang đào tạo ở nước ngoài

Đang đào tạo trong nước

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Trung

cấp Tiến sĩ Thạc sĩ Tiến sĩ Thạc sĩ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)

46 4 42 2 5 37 2 30 8 1 7 0 1

Ghi chú:

Tổng số CBCNV là 46 người trong đó: - Làm việc tại cơ quan: 30 người - Làm việc tại nước ngoài: 8 người - Học tập ở nước ngoài: 8 người

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM HỢP TÁC CHUYÊN GIA

VÀ KỸ THUẬT VỚI NƯỚC NGOÀI

PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC BAN DU HỌC BAN CHUYÊN GIA PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP PHÒNG

TÀI VỤ BAN DỰ ÁN DIỆN Ở ĐẠI

NƯỚC NGOÀI

II: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA

Đào tạo theo nhu cầu là mục tiêu của đổi mới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho quá trình CNH – HĐH đất nước. Nó không chỉ là trách nhiệm của nhà trường; của Bộ, ngành trung ương, địa phương mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong mối quan hệ đa chiều này nhà nước đóng vai trò điều phối dẫn đường thúc đẩy các mối quan hệ giữa nhà trường và nhà tuyển dụng, các ngành kinh tế mà đại diện là các doanh nghiệp làm cho cung cầu xích lại gần nhau vì lợi ích chung.

Nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo theo nhu cầu, toàn ngành giáo dục đã có rất nhiều biện pháp để nhằm chuyển hướng nền giáo dục như phát động các phong trào thi đua giảng dạy, mới đây Thứ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong trào: “hai không - Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu của xã hội". Tuy nhiên từ trước đến nay vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội chưa trở thành vấn đề chung của toàn xã hội do đó kết quả đạt được còn rất hạn chế và nhiều khi vẫn mắc phải những lỗi của nền giáo dục cũ. Nên một bộ phận không nhỏ sinh viên của chúng ta sau khi ra trường vẫn phải đứng trước thực trạng thất nghiệp hoặc có xin được việc cũng đa phần là trái ngành trái nghề. Và doanh nghiệp cũng phải chịu trận cùng khi muốn đến kỳ tuyển dụng phải đỏ mắt mới tìm được những người có thể đảm đương được công việc ở vị trí mà doanh nghiệp tuyển, thậm chí còn phải đào tạo lai.Tôi xin đơn cử một ví dụ trong lĩnh vực du lịch - một trong những lĩnh vực tạo ra đóng góp lớn cho GDP:

Theo dự báo của ngành du lịch, đến năm 2010, nước ta sẽ tiếp đón từ 5,5 đến 6 triệu lượt khách du lịch và khoảng 25 triệu khách nội địa. Do vậy, nguồn lực sẽ cần đến 1,4 triệu lao động. Trong đó, lao động trực tiếp sẽ khoảng 350.000 người. So với con số lao động thực tại (tính đến cuối năm 2007) thì tỉ lệ tăng bình quân mỗi năm phải vào khoảng 8,5% (ước tính khoảng 19.000 người/năm).

Trong khi đó, với tổng số cơ sở đào tạo du lịch của ta hiện nay chỉ có 70 cơ sở, có năng lực đào tạo cho khoảng 13.000 người mỗi năm (kể cả hệ đại học lẫn trung cấp). Và qua khảo sát thực tế, ngành cũng đưa ra nhận định: Tuy lao động của ngành phát triển nhanh về số lượng, nhưng chất lượng chưa đảm bảo, đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, chưa theo kịp đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Theo nhận định từ phía Bộ GDĐT thì lao động có trình độ đã qua các lớp đào tạo du lịch từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học - lực lượng lao động trực tiếp phục vụ khách, trực tiếp cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng - chỉ chiếm chưa đến 20% lao động toàn ngành (19,8%). Trong đó, số lao động được đào tạo đại học và sau đại học của ngành chỉ chiếm 7,4% số lao động có chuyên môn về du lịch.

Trong khi, quy mô tuyển sinh của các cơ sở đào tạo du lịch cũng ngày càng tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Theo Thứ trưởng Bành Tiến Long - Bộ GDĐT, tuyển sinh hàng năm ở các bậc đào tạo chỉ mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu đào tạo du lịch của xã hội và gần 80% nhu cầu thực tế của ngành du lịch.

Điều này không chỉ xuất hiện trong ngành dịch vụ du lịch mà còn xuất hiện ở nhiều ngành nghề khác như ngành ngân hàng - tài chính các doanh

việc. Ví dụ: Một cán bộ Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) cho biết, cứ mỗi đợt tuyển dụng, VIB Bank lại nhận được hàng ngàn đơn ứng cử. Nhưng tỷ lệ trúng tuyển không cao, nhiều khi phải đăng tuyển nhiều lần cho một vị trí tuyển dụng mới chọn được người đạt yêu cầu. Phần lớn nhân viên mới đều cần thêm 2 - 6 tháng để đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ và kỹ năng làm việc.

Tình trạng này hiện nay khá phổ biến ở các công ty khi có nhu cầu tuyển dụng. Như vậy công việc dành cho người lao động là rất lớn song chính người lao động đã bỏ mất cơ hội của mình. Sở dĩ lao động nước ta luôn gặp khó khăn trong vấn đề tìm việc làm phù hợp với những gì đã học và phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng chính là xuất phát từ hệ thống giáo dục của nước ta còn nhiều bất cập mà yếu tố chính là do giáo dục nước ta chủ yếu đào tạo cái mình có chứ không quan tâm đến cái thị trường cần. Hay nói cách khác cung và cầu lao động ở nước ta còn quá vênh.

Một điều đáng buồn nữa là theo điều tra trong quý II/2007, nhu cầu lao động của 45/56 ngành nghề tăng cao đáng kể, tập trung vào những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn và trình độ cao. Trong khi đó, theo khảo sát, nếu nguồn cung tăng khoảng 30%, thì nhu cầu nguồn lao động lại tăng đến 142% so với quý trước. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới (năm 2007) thì tại Việt Nam, khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng. Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 năm cho khoảng 80%-90% sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN lý giải: “Bán cái khách hàng cần, thay vì bán cái mình có” là câu châm ngôn tưởng như đơn giản nhưng không phải dễ thực hiện. Bản chất của nó là các đơn vị đào tạo phải xuất phát từ phân tích nhu cầu của khách hàng trước khi bắt tay vào

“sản xuất”. Và chất lượng của “sản phẩm” cũng do khách hàng đánh giá và quyết định. Thiết kế nội dung đào tạo hiện nay vẫn đang gặp nhiều trở ngại do thiếu tư duy “định hướng khách hàng” và do đó chất lượng đào tạo cũng đương nhiên chưa đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.

Như vậy, kết quả quá trình đào tạo theo nhu cầu xã hội của nước ta trong thời gian qua chưa đạt được như mong muốn, vẫn còn nhiều mặt hạn chế mà chúng ta cần phải khắc phục kịp thời trong thời gian tới. Dưới đây tôi xin nêu ra một số thành tựu chúng ta đã đạt được cũng như những hạn chế còn vướng mắc.

Một phần của tài liệu Đào tạo theo nhu cầu xã hội - Những định hướng và giải pháp.DOC (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w