Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại SGD

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC (Trang 25 - 28)

a1) Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn * Thẩm định tổng mức đầu tư dự án

Việc thẩm định tổng mức đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, mức đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án hoặc phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại. Xác định tổng mức đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.

Trong phần này, Cán bộ Thẩm định/ tín dụng phải xem xét, đánh giá tổng mức đầu tư của dự án đã được tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành hay chưa bao gồm:

- Chi phí xây dựng; - Chi phí thiết bị;

- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; - Chi phí quản lý dự án;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng,

- Chi phí khác (gồm lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động và các chi phí cần thiết khác)

- Chi phí dự phòng;

Xem xét các khoản mục trên đã tính đủ, hợp lý chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá; lạm phát; tăng giá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công; phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ, thay đổi chính sách của Nhà nước có liên quan; kết quả phê duyệt tổng mức đầu tư

của các cấp có thẩm quyền là hợp lý chưa.

Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...). Cán bộ Thẩm định/ Tín dụng sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.

Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương đầu tư, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở đang ở dạng tính toán khái quát sơ bộ, Cán bộ Thẩm định/ Tín dụng phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán. Tức là ở nội dung này cán bộ thẩm định phải sử dụng phương pháp dự báo để đưa ra xu hướng phát triển của nguồn vốn.

Sau khi thẩm định tổng mức đầu tư của dự án cán bộ thẩm định tiếp tục xem xét nhu cầu vốn theo tiến độ thực hiện của dự án để đảm bảo vốn đầu tư sử dụng hợp lý, tránh thất thoát.

* Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án

Ở nội dung này cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tiến độ thực hiện dự án, chủ đầu tư sử dụng những phương pháp nào để quản lý tiến độ thực hiện, tiến độ như vậy có hợp lý không. Nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, và với tiến độ vốn như vậy thì chủ đầu tư đã có phương án vốn khả thi để đảm bảo tiến độ thi công chưa. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không?

Việc xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án làm cơ sở để Ngân hàng dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi lãi vay trong thời gian thực hiện dự án cũng như trong giai đoạn vận hành khai thác. Đồng thời đây cũng là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và khả năng trả nợ hàng năm của dự án.

* Nguồn vốn đầu tư

Khi đã xác định được nhu cầu vốn theo tiến độ thực hiện dự án cán bộ Thẩm định cần đánh giá chủ đầu tư đã có kế hoạch, tiến độ huy động vốn từ những nguồn nào, mức

độ tham gia của từng nguồn. Đặc biệt là với nguồn vốn chủ sở hữu bởi nguồn vốn này cho biết năng lực tài chính của chủ đầu tư. Đây cũng là chỉ tiêu cho biết độ rủi ro sau khi giải ngân và khả năng trả nợ sau khi dự án hoàn thành của chủ đầu tư. Đồng thời cán bộ Thẩm định cũng cần xác định chi phí của từng nguồn vốn để xem xét chủ đầu tư đã cân đối hợp lý thu chi từng nguồn hay chưa?

Ở nội dung này cán bộ Thẩm định cần đánh giá cả về số lượng và chất lượng của các nguồn vốn tham gia để kết luận chính xác về nhu cầu vốn vay của khách hàng và khả năng cho vay của Ngân hàng.

a2) Thẩm định tỷ suất chiết khấu của dự án

Tỷ suất chiết khấu là chỉ tiêu phản ánh chi phí sử dụng vốn của dự án. Đứng trên góc độ Ngân hàng và doanh nghiệp, đây được coi là tỷ suất giới hạn hay ngưỡng để đánh giá tính tính hiệu quả của dự án. Tại SGD 3 tỷ suất chiết khấu của dự án là chi phí sử dụng vốn bình quân (rgiớihạn).

CBTĐ tại SGD 3 tính chi phí sử dụng vốn bình quân bằng cách:

Chi phí sử dụng vốn bình quân = Chi phí sử dụng vốn vay * Tỷ trọng vốn vay + Chi phí cơ hội vốn chủ sở hữu * Tỷ trọng vốn chủ sở hữu + Chi phí sử dụng vốn khác * Tỷ trọng vốn khác.

Sau đó CBTĐ sẽ sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để so sánh chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án với Tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án (IRR):

- Nếu rgiớihạn < IRR :Dự án là có hiệu quả về mặt tài chính - Nếu rgiớihạn = IRR : Dự án hòa vốn

- Nếu rgiớihạn > IRR : Dự án không có hiệu quả về mặt tài chính a3) Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án

Doanh thu và chi phí là các yếu tố quyết định đến hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Dòng các khoản thu và các khoản chi dự kiến sẽ cho Chủ đầu tư biết quy mô lợi nhuận dự kiến của dự án, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền và tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Đây cũng là các thông số quan trọng để Ngân hàng ra quyết định tài trợ vốn. Tuy nhiên khi đánh giá nếu CBTĐ chỉ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn thì việc tính toán doanh thu và chi phí thường có rất nhiều sai số do có nhiều yếu tố tác động cả khách quan và chủ

quan.

Do vậy, CBTĐ cần phải tiến hành ước tính doanh thu và chi phí của dự án dựa trên cơ sở phân tích đánh giá về tình hình cung cầu, giá cả trên thị trường, so sánh đối chiếu các khoản thu và chi của dự án với các dự án trong cùng lĩnh vực, có cùng quy mô. Đồng thời dự báo những yếu tố tác động có thể thay đổi ảnh hưởng tới các kết quả tính toán.

Ở nội dung này CBTĐ có thể lập bảng thông số làm cơ sở dữ liệu để đánh giá doanh thu. chi phí và là nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán bởi các bảng tính được tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số.

Nội dung của bảng thông số như sau:

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Diễn giải

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w