Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.DOC (Trang 27 - 29)

2. Thực trạng hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

2.2.2Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ

Hàng tồn trữ của doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng, thành phẩm được tồn trữ trong doanh nghiệp.

Trước đây, người ta ít coi trọng đến đầu tư hàng tồn trữ và coi đây như là một hiện tượng bất thường, không đưa lại kết quả như mong muốn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của doanh nghiệp cho thấy rằng việc đầu tư hàng tồn trừ là cần thiết, bởi hai lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, nếu doanh nghiệp có thể dự đoán hay khẳng định giá cả sẽ tăng hoặc giảm trong tương lai thì sẽ điều chỉnh lượng hàng tồn trữ cho phù hợp. Ví dụ các doanh nghiệp có thể dự trữ hàng thành phẩm không bán với hy vọng sẽ bán được giá cao hơn trong tương lai gần.

Thứ hai, các doanh nghiệp có ý định giữ lại hàng dự trữ là do nhiều quá trình sản xuất cần có thời gian để hoàn tất. Một số hàng dự trữ có vai trò là khâu trung gian của các đầu tư vào trước khi chúng trở thành sản phẩm. Nhưng còn một số động cơ khác nữa là để đề phòng nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp bất ngờ tăng lên. Do không thể thay đổi công suất nhà máy một cách nhanh chóng, doanh nghiệp có thể phải chi trả một khoản lớn cho việc làm ngoài giờ nếu doanh nghiệp muốn đáp ứng được đơn đặt hàng tăng vọt, do vậy có thể sẽ ít tốn kém hơn nếu giữ một lượng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu tăng đột ngột đó. Tương tự, khi có suy thoái tạm thời, việc tiếp tục sản xuất và tích trữ một số hàng không bán được có thể rẻ hơn là phải những khoản trợ cấp tốn kém trả cho số lao động dôi thừa với mục đích giảm bớt lực lượng lao động và cắt giảm sản xuất.

Ngoài hai lý do trên thì đầu tư hàng dự trữ còn có tác dụng điều hoà sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, hợp lý, hiệu quả.

Bảng 4: Tình hình đầu tư bổ sung hàng tồn trữ qua các năm của công ty

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Đầu tư hàng tồn trữ 15.492 18.000 23.243

Tốc độ tăng liên hoàn(%) - 16.19 29,12

Tổng vốn đầu tư 29.513,036 24.342,822 33.589,9

Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư

(%) 52,49 73,94 69,19

Nguồn: phòng kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.

Biểu đồ 3: Tỉ trọng vốn đầu tư bổ sung hàng tồn trữ 100 52,49 100 73,94 100 69,19 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng vốn đầu tư

Đầu tư hàng tồn trữ

Đối với công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm thì đầu tư vào hàng tồn trữ cũng liên quan tới những rủi ro mà công ty có thể gặp phải, nhất là khi công ty nhập khẩu

thép nguyên liệu từ nước ngoài (Nhật bản) trong tình trạng nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, tỷ giá ngoại tệ cũng không ngừng biến đổi. Ngoài thép nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, công ty còn có các mặt hàng tồn trữ là van an toàn của bình gas, sơn vỏ bình, niken, các bình gas chờ phục hồi, các bình gas thành phẩm.

Năm 2008, công ty có tỷ trọng hàng tồn trữ cao nhất trong 3 năm, chiếm đến 73,94% trong tổng vốn đầu tư. Lí do là trong năm 2008, việc sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn, do đó lượng hàng tồn kho của công ty lớn. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chậm cùng với việc khách hàng trì hoãn việc thanh toán nên công ty đã gặp nhiều sức ép về việc giải quyết hàng tồn kho để quay vòng vốn cho sản xuất.

Năm 2009, công ty cũng có tỷ trọng hàng tồn trữ khá cao, chiếm đến 69,19% trong tổng vốn đầu tư. Đó là do trong năm 2009, nền kinh tế đi vào ổn định, nhu cầu gas của người dân tăng đột biến khiến số lượng đơn đặt hàng của công ty tăng lên nhanh chóng. Để phục vụ cho việc sản xuất được diễn ra liên tục và thuận lợi, công ty phải nhập về một số lượng lớn thép nguyên liệu và các phụ kiện khác để phục vụ sản xuất. Thêm vào đó, số lượng sản phẩm làm ra nhanh nhưng chưa kịp giao cho khách hàng nên vẫn tồn lưu trong kho chứa đã làm tăng tỉ trọng hàng tồn trữ của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.DOC (Trang 27 - 29)