KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
3.4.3. Xây dựng đường băng cản lửa và chòi canh phát hiện lửa rừng
Đối với các xã có diện tích rừng lớn, nhất là các khu rừng trồng tập trung phải xem xét thiết kế các chòi canh gác lửa rừng. Đối với các dự án trồng rừng trong thiết kế phải xây dựng các đường băng cản lửa và phương án PCCCR.
Đường băng xanh: trồng hỗn giao các loại cây bản địa lá rộng như các loài Keo, Trám, Sấu, Kháo... hoặc các loài cây ăn quả có kết cấu nhiều tầng, có khả năng chịu lửa tốt nhằm kết hợp mục đích kinh tế và ngăn cháy lớn, có tác dụng ngăn cháy mặt đất, ngăn cháy lướt tán.
Đường băng trắng: không trồng cây và được chặt trắng, thường xuyên dọn sạch nguyên vật liệu cháy như thực bì, cành cây, thiết kế đường băng trắng có thể kết hợp với đường dân sinh, đường mòn, đường điện cao thế, kênh mương máng, sông suối, hồ nước.v.v
Điều đáng chú ý là huyện cũng cần quan tâm đến các khu rừng trồng, rừng tự nhiên và núi đá cây bụi có khối lượng vật liệu cháy từ 20-25 Tấn/ha; Nguyên nhân là do đốt nương làm rẫy gây cháy lan. Do đó ở các xã có rừng dễ cháy cần vận động bà con xây dựng đường băng biệt lập theo từng hộ gia đình giữa khu dân cư nơi hay làm nương rẫy với rừng dễ cháy nhằm ngăn ngừa lửa cháy lan từ nơi đốt nương rẫy vào rừng. Mặt khác có phương án giao rừng cụ thể đến từng hộ gia đình để trồng các loại cây có khả năng mọc nhanh, phù hợp với điều kiện lập địa. Ngoài ra qua khảo sát còn cho thấy rừng núi đá cây bụi ở 3 xã: Chí Minh, Tri Phương, Quốc Khánh có khả năng trồng các loại cây: tre, mai, quýt, mác mật v.v. Do vậy các xã có rừng núi đá cây bụi cần có kế hoạch chỉ đạo nhân dân các xã, thôn, bản trồng các loại cây trên để làm giảm vật liệu cháy, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tăng hiệu suất sử dụng đất, cải thiện môi trường sống, tạo cảnh quan du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của huyện.