Những tồn tại trong bảo vệ rừng, PCCCR tại huyện Tràng Định

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm huyện tràng định tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 35)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG

3.2.2.5. Những tồn tại trong bảo vệ rừng, PCCCR tại huyện Tràng Định

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của các ngành chức năng và chính quyền cơ sở tuy đã triển khai nhưng chưa thực sự sâu rộng, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, ý thức phòng cháy chữa cháy rừng tại cơ sở và một số chủ rừng chưa cao, một số nơi còn coi nhẹ công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

Công tác vệ sinh rừng của các chủ rừng, hộ gia đình chưa thường xuyên, vật liệu dễ cháy như lau lách, giàng giàng không được vệ sinh sạch sẽ, ranh giới tiếp giáp giữa các lô, khoảnh chưa được thiết lập đường băng cản lửa, chính vì vậy đã gây ra nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng.

Một số Ban chỉ huy về bảo vệ rừng và PCCCR ở cơ sở hoạt động kém hiệu quả, trong chỉ đạo điều hành còn chung chung, trong các tháng khô hanh không phân công trực thường xuyên, do vậy khi xảy ra cháy rừng lực lượng không đủ đáp ứng để dập tắt đám cháy.

Sự phối hợp giữa các lực lượng, chính quyền cơ sở chưa được thường xuyên, liên tục, việc triển khai truy quét chưa đồng bộ dẫn đến các hành vi vi phạm Lâm luật vẫn sảy ra trên địa bàn.

Công tác nắm bắt thông tin từ cơ sở về các hành vi vi phạm của đội kiểm tra truy quét và ngành chức năng còn yếu chưa kịp thời, do vậy nhiều vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng chưa được phát hiện hoặc các lực lượng chức năng của tình bắt giữ.

Đa số các tổ quần chúng bảo vệ rừng ở các thôn, bản không hoạt động, ngại va chạm với các đối tượng lâm tặc do vậy công tác quản lý bảo vệ rừng từ gốc kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại hạt kiểm lâm huyện tràng định tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 35)