KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật gieo ươm cây móc (caryota mitis lour) tại vườm ươm trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40 - 43)

5.1. Kết luận

- Xử lý kích thích hạt nẩy mầm:

Công thức 1: Sau khi kích thích hạt nẩy mầm, 87 ngày sau hạt mới bắt đầu nẩy mầm, 20 ngày kết thúc quá trình nẩy mầm.

Công thức 2: Sau khi kích thích hạt nẩy mầm, 80 ngày sau hạt mới bắt đầu nẩy mầm, 15ngày kết thúc quá trình nẩy mầm.

Công thức 3: Sau khi kích thích hạt nẩy mầm, 85 ngày sau hạt mới bắt đầu nẩy mầm, 20 ngày kết thúc quá trình nẩy mầm.

Công thức 4: Sau khi kích thích hạt nẩy mầm, 90 ngày sau hạt mới bắt đầu nẩy mầm, 20 ngày kết thúc quá trình nẩy mầm.

- Số hạt/tỷ lệ nẩy mầm:

Công thức 1: Tổng số hạt nẩy mầm là: 67hạt/90 hạt đạt 74 % Công thức 2: Tổng số hạt nẩy mầm là 79hạt/ 90 hạt đạt 88%. Công thức 3: Tổng số hạt nẩy mầm là 72hạt/90 hạt đạt 80%. Công thức 4: Tổng số hạt nẩy mầm là 61hạt/90 hạt đạt 68%.

Kiểm tra bằng phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy: FA(hạt nẩy mầm) = 12,944 > F05(hạt nẩy mầm) = 4,07. Công thức 2 (nước có nhiệt độ 800C) là công thức tốt nhất.

- Sinh trưởng chiều cao trung bình (Hvn) của cây Móc ở các công thức: CT1 có X1= 8,95cm.

CT2 có X2 = 6,17cm. CT3 có X3 = 7,28cm. CT4 có X4 = 10,18cm

Kiểm tra bằng phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy FA(HVN) = 131,5 > F05(HVN) = 4,07.

- Về ảnh hưởng của các công thức tới động thái ra lá của cây Móc trung bình chung là: CT1 có X1= 5 lá CT2 có X2 = 3 lá CT3 có X3 = 4 lá CT4 có X4 = 6 lá

Kiểm tra bằng phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy FA(Động thái ra lá) = 57 < F05(Động thái ra lá) = 4,07

Kết quả cho thấy công thức có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng Hvn và Động thái ra lá (Sl) cây Móc là công thức IV với tỷ lệ hỗn hợp ruột bầu (95% tầng đất A + 5% phân chuồng hoai mục) có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng về chiều cao (Hvn), Động thái ra lá (Sl) là công thức tốt nhất.

- Tỷ lệ cây con cho xuất vườn ở các công thức CT1: 87,78%

CT2: 55,56% CT3: 70% CT4: 95,56%

Kết quả cho thấy công thức 4 cho tỷ lệ cây con xuất vườn cao nhất, với tỷ lệ hỗn hợp ruột bầu (95% tầng đất A + 5% phân chuồng hoai mục).

Hướng dẫn kỹ thuật bao gỗm kỹ thuật về thu hái, chế biến/tách hạt ra khỏi quả, xử lý kích thích hạt nẩy mầm và gieo ươm loài cây Móc.

5.2. Tồn tại

Do thời gian có hạn, lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện. Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu kỹ thuật gieo ươm.

Đề tài chưa nghiên cứu được hàm lượng nước tiêu chuẩn của hạt giống Móc, phương pháp bảo quản hạt giống, phương pháp xử lý kích thích hạt nẩy mầm khác và cũng chưa nghiên cứu được một số công thức hỗn hợp ruột bầu khác nữa.

Cần nghiên cứu thêm: hàm lượng nước tiêu chuẩn của hạt giống Móc, phương pháp bảo quản hạt giống, phương pháp xử lý kích thích hạt nẩy mầm khác và hỗn hợp ruột bầu khác.

Để có kết quả rõ ràng thì phải tiếp tục nghiên cứu theo dõi cây trong thời gian dài hơn nữa

Áp dụng hướng dẫn kỹ thuật thu hái, xử lý kích thích và gieo ươm cây Móc vào thực tế sản xuất tại Thái Nguyên và các vùng có điều kiện tương tự.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật gieo ươm cây móc (caryota mitis lour) tại vườm ươm trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 40 - 43)