Phương pháp phổ tán xạ Raman

Một phần của tài liệu vật liệu vi mao quản (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM

2.3.2Phương pháp phổ tán xạ Raman

Khi ánh sáng đi qua vật nào đó, phần ánh sáng bị lệch đi so với hướng ban đầu là hiện tượng tán xạ. Tán xạ gồm 2 phần : tán xạ Rayleigh ánh sáng đàn hồi theo mọi hướng và tán xạ Raman ánh sáng không đàn hồi

Tán xạ Raman là phương pháp phổ biến dùng để nghiên cứu cấu trúc vật liệu. Phép đo này cho phép xác định cấu trúc của các hạt có kích thước nano và xác định liên kết bề mặt. Theo định luật Bolzman, ở điều kiện nhiệt độ môi trường hầu hết phân tử ở trạng thái dao động cơ bản. Chỉ có một số nhỏ ở trạng thái dao động kích thích. Khi chiếu một chùm tia sáng laser vào mẫu, sự tương tác giữa ánh sáng với phân tử làm cho làm cho lớp vỏ điện tử của các nguyên tử trong phân tử bị biến dạng, dẫn tới sự sai lệch vị trí của các hạt nguyên tử trong phân tử bị dao động đối với tần số nhất định. Năng lượng của các tia Raman bằng hiệu hay bằng tổng năng lượng của các tia kích thích ban đầu và năng lượng dao động

E = Eo ± Edđ Hay hở = hởo ± hởdđ

Trong đó:

Vạch stockes có năng lượng tán xạ thấp hơn (ứng với dấu “-“ ) Vạch anti- stockes có năng lượng tán xạ cao hơn (ứng với dấu “+” )

Phổ Raman ghi nhận tín hiệu ở đặc trưng cho dao động phân tử tại tần số xác định. Phép đo phổ tán xạ Raman là phép đo vô cùng quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc vật liệu. Đây là phương pháp vật lí không phá hủy mẫu. Phổ Raman chỉ ra các vạch đặc trưng, tiêu biểu cho các nhóm nguyên tử và xác định tại tần số xác định. Cường độ của các vạch phổ tỉ lệ với nồng độ từng thành phần riêng biệt của hỗn hợp.

Trong nghiên cứu đặc trưng, các mẫu được đo trên máy vi quang phổ Raman của hãng Renishaw (Anh) khoa vật lí điện tử, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Một phần của tài liệu vật liệu vi mao quản (Trang 30 - 32)