Phân tích chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC (Trang 48 - 58)

Riêng cho vay ngắn hạn: Đối với mỗi công trình mà khách hàng vay vốn phục vụ thi công xây lắp, chi nhánh chỉ cho vay trong giới hạn kế hoạch nguồn vốn được bố trí hàng năm để bảo đảm khả năng thu hồi nợ đúng hạn.

2.2.2. Phân tích chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Về dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp

Với bề dày truyền thống nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển, nguồn vốn của BIDV đã được đầu tư thông qua các chương trình lớn và nhiều lĩnh vực,

công trình trọng điểm như ngành Điện lực, Bưu chính viễn thông, Dầu khí... Bằng sự lựa chọn và thẩm định các dự án BIDV đã góp phần đáng kể vào việc cho vay thực hiện các dự án, công trình quan trọng quốc gia.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện đang có quan hệ tín dụng với hơn 36 Tập đoàn, Tổng Công ty và rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, trong đó có một số đơn vị có số dư nợ lớn như Tập đoàn Sông đà, Tổng công ty Xây dựng và Lắp máy, Tổng công xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam…

Bảng 2.7-Tình hình dư nợ của DNXL giai đoạn 2007-2009

Đvt: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2009 của BIDV)

Về mặt tuyệt đối tổng dư nợ cho vay DNXL có sự tăng trưởng hàng năm, trong đó dư nợ vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nợ vay trung dài hạn. Như vậy, việc tăng trưởng dư nợ cho vay DNXL đã góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng phục vụ cho thi công, xây dựng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay DNXL có sự biến động theo chiều hướng ngược lại. Tính đến 31/12/2009 tổng dư nợ cho vay DNXL là 41.601 tỷđ, chiếm 21,8% tổng dư nợ và giảm 1,8% so với năm 2008, giảm 3,1% so với 2007. Điều này cho thấy tốc độ tăng

trưởng tín dụng DNXL giai đoạn 2007 - 2009 đạt thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung của toàn ngân hàng. Tình hình trên phù hợp với chính sách của ngân hàng trong việc tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng đối với DNXL nhằm đảm bảo an toàn vốn vay, nâng cao chất lượng tín dụng.

Nếu như tổng dư nợ và tỷ trọng dư nợ vay cung cấp thông tin về qui mô cho vay đối với DNXL thì tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn sẽ cho thấy phần nào chất lượng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.

- Nợ quá hạn của DNXL

Bảng 2.8 - Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL giai đoạn 2007-2009

Đvt: tỷ đồng

Stt Chỉ tiêu 31/12 2007 31/12/2008 31/12/2009

1 Dư nợ quá hạn chung 1.210 1.788 4.026

2 Tỷ lệ nợ quá hạn chung 1,02% 1,19% 2,1%

3 Dư nợ DNXL 31.273 35.263 41.601

4 Dư nợ quá hạn của DNXL 1.219 1.587 1.830

5 Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL 2,9% 3,5% 3,4%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng BIDV các năm 2003-2005)

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay DNXL luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung của ngân hàng. Điều này cho thấy cho vay DNXL là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Về mặt tuyệt đối, dư nợ quá hạn của DNXL liên tục tăng qua các năm, một số doanh nghiệp có số nợ quá hạn lớn có thể kể đến là các đơn vị thành viên Tổng Công ty xây dựng Miền Trung, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó phải kể đến tình hình tài chính của các DNXL ngày càng khó khăn, nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn, nhiều công trình thi công hoàn thành nhưng chưa được bố trí vốn thanh toán nên khách hàng không có nguồn trả nợ vay ngân hàng. Ngoài ra việc các chi nhánh không chấp hành nghiêm túc các văn bản, quy chế, quy trình của ngành, của BIDV, thiếu

sự kiểm tra, kiểm soát trong các khâu trước, trong và sau cho vay DNXL cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn ngày càng gia tăng: ví dụ Chi nhánh Bắc Kạn cho vay công ty A có trụ sở tại Hà nội để thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khác: trong lúc Công ty đang có dư nợ quá hạn khó đòi tại chi nhánh Bắc Kạn nhưng vẫn được chi nhánh Lào Cai cho vay dự án đầu tư trung dài hạn, chi nhánh đã cho vay trước khi được TW phê duyệt. Ngoài ra cho vay chuyển vào tài khoản tiền gửi để công ty sử dụng, việc kiểm tra sử dụng vốn vay chưa thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu cần quan tâm. Dư nợ của công ty tại Chi nhánh Lào Cai đến tháng 31/12/2009 là trên 40 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là trên 31 tỷ đồng được đánh giá là khó có khả năng thu hồi.

Tuy nhiên, tính về tỷ lệ tương đối, tốc độ gia tăng nợ quá hạn đối với DNXL vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của dư nợ cho vay DNXL thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNXL trong năm 2009 giảm so với năm 2008. Điều này một phần do trong năm 2009, thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ, nhiều công trình, dự án sử dụng từ nguồn ngân sách đã được khởi công xây dựng đã tạo nhiều cơ hội, công ăn việc làm cho các doanh nghiệp xây lắp, đồng thời nguồn vốn tạm ứng, thanh toán của các công trình xây lắp cũng kịp thời hơn.

Bảng 2.9 - Phân loại Nợ quá hạn của DNXL theo thời gian

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Nợ quá Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

hạn % Nợ quá hạn % Nợ quá hạn % NQH của DNXL 31.273 35.263 41.601 - NQH đến 180 ngày 17.826 57% 0 5.824 14% - NQH từ 181-360 ngày 2.815 9% 2.116 6% 7.904 19% - NQH trên 360 ngày 10.633 34% 33.147 94% 28.289 68%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của BIDV)

Theo cơ cấu thời gian, Nợ quá hạn của BIDV được chia thành nợ quá hạn đến 180 ngày, nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày. Đối với những

khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày, khả năng thu hồi là cao nếu Ngân hàng theo dõi sát dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khoản nợ quá hạn của DNXL trên 360 ngày, đây chủ yếu là những khoản nợ do năm trước chuyển sang, gây nguy cơ rủi ro mất vốn cao.

- Nợ xấu của DNXL

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo phân loại nợ tại Điều 6 hoặc điều 7 QĐ 493

Phân loại nợ theo Điều 6 của quyết định này chỉ áp dụng đối với tổ chức tín dụng chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn thiện. Nhóm nợ theo điều 6 QĐ 493 (được sửa đổi theo QĐ 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007) như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. đ)Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

-Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Bảng 2.10 - Nhóm nợ Xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Phân loại nhóm nợ Đặc trưng nhóm nợ AAA

Nợ nhóm 1 Khoản nợ có khả năng thu hồi được đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn AA

A BBB

Nợ nhóm 2

Khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ

BB

nợ gốc và lãi CCC

CC

C Nợ nhóm 4 Khoản nợ có khả năng tổn thất cao

D Nợ nhóm 5 Khoản nợ không có khả năng thu hồi, mất

vốn

(Nguồn: Quyết định 9365/QĐ-BIDV ngày 27/11/2006 của BIDV)

Phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định này chỉ áp dụng đối với tổ chức tín dụng có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn thiện. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công việc phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và xếp nhóm nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN.

Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, trên cơ sở kết quả xếp loại doanh nghiệp có được phân loại khách hàng vào các nhóm nợ phù hợp, được thể hiện qua Bảng 2.10.

Theo cách phân loại nợ trên, nợ xấu của DNXL tại BIDV qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 2.11- Nợ xấu của Doanh nghiệp xây lắp

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ xấu chung 4.044 3.018 5.568

Tỷ lệ Nợ xấu chung 3,22% 2,01% 2,82%

Dư nợ DNXL 31.273 35.263 41.601

Nợ xấu của DNXL 1.595 1.798 1.997

Tỷ lệ Nợ xấu của DNXL 5,1% 5,1% 4,8%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của BIDV)

Nợ xấu tại BIDV trung bình trong 3 năm qua là 2,68% so với tổng dư nợ, trong đó nợ xấu của các DNXL chiếm trung bình là 45% tổng số nợ xấu. Và tỷ lệ nợ xấu của DNXL/Tổng dư nợ DNXL trung bình trong 3 năm qua cao gấp 1,9 lần so với tỷ lệ nợ xấu chung tại BIDV. Nợ xấu đặc biệt cao ở các doanh nghiệp như: Công ty cổ phần

Lilama Hà Nội, Công ty đường bộ 230, Công ty cổ phần xây dựng công trình 246, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Nội, công ty xây lắp vật liệu xây dựng An Dương, công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 810, công ty công trình giao thông 128, công ty Cơ khí và Xây lắp số 7,....

- Lãi treo

Trong những năm gần đây, lãi treo cho vay DNXL phát sinh lớn và ngày càng tăng: Năm 2009 lãi treo tại BIDV là 145 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng so với năm 2008 và tăng 44 tỷ đồng so với năm 2007 ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. So sánh tỷ trọng lãi treo/dư nợ trong cho vay DNXL với tỷ trọng này trong cho vay các ngành nghề khác của ngân hàng thì tỷ trọng lãi treo/dư nợ cho vay DNXL cao hơn nhiều. Điều này cho thấy chất lượng cho vay DNXL chưa cao.

- Về tình hình bảo đảm tiền vay đối với DNXL:

Tài sản bảo đảm không phải là căn cứ để quyết định cho vay nhưng nó là công cụ để giúp ngân hàng giảm được tổn thất nếu rủi ro xảy ra và gắn trách nhiệm của người vay trong việc trả nợ ngân hàng.

Bảng 2.12- Tỷ lệ dư nợ DNXL có tài sản bảo đảm giai đoạn 2007-2009 STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ 70,7% 70.12% 71.2%

2 Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ DNXL 59% 64% 66%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của BIDV)

Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm của DNXL luôn thấp hơn tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm chung của ngân hàng. Nhìn chung, các DNXL có tỷ trọng tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp/tổng tài sản. Trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, lợi nhuận đạt được hàng năm thấp thì việc đầu tư, trang bị thêm tài sản cố định sẽ bị hạn chế. Trên thực tế, đối với DNXL, ngoài việc áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tài sản cố định thường áp dụng bảo đảm bằng cầm cố quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hoàn

thành. Tuy nhiên việc này đôi khi cũng gặp khó khăn do các chủ đầu tư không chấp nhận xác nhận quyền trên theo mẫu của ngân hàng.

Trong khi tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với cho vay DNXL luôn lớn hơn so với tỷ lệ này của chung ngân hàng thì tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm lại thấp hơn nhiều. Điều này cũng cho thấy cho vay DNXL tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho vay các loại hình doanh nghiệp khác.

- Tỷ số giữa dự phòng rủi ro tín dụng của DNXL so với tổng dư nợ cho vay DNXL

Tại BIDV việc trích lập và duy trì dự phòng chung được trích theo các nhóm nợ phân loại theo Điều 7 QĐ 493. Dự phòng cụ thể được trích như sau: tỷ lệ dự phòng được trích lập theo các nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Tỷ lệ DPRRTD của DNXL/Tổng dư nợ DNXL mặc dù đã có xu hướng giảm dần qua các năm tuy nhiên vẫn ở mức cao so với tỷ lệ DPRRTD chung/Tổng dư nợ của BIDV.

Bảng 2.13- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNXL

STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 DPRR tín dụng chung 3.398 2.554 784 2 Tỷ lệ DPRRTD chung/Tổng dư nợ 2,7 1,7 0,4 3 DPRR tín dụng của DNXL 1.531 1.122 331 4 Tỷ lệ DPRRTD của DNXL/Tổng dư nợ DNXL 4,9 3,2 0,8%

- Lợi nhuận và tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNXL/ tổng lợi nhuận chung

Bảng 2.14- Quy mô lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNXL

(Nguồn: Báo cáo tín dụng BIDV các năm 2007-2009)

Đối với hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay nói chung cũng như đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động đem lại thu nhập chính. Trong hoạt động cho vay đối với DNXL, thu nhập chủ yếu là từ lãi vay, thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w