II. Thực trạng về cơ sở hạ tầng để phát triển dịch dịch vụ logistic sở nước ta hiện nay
2.4.2. Thực trạng hệ thống quản lí kho bãi (WMS)
WMS - Hệ thống Quản lý kho hàng (Warehouse Management System) là một quản lý kho hiện đại và xử lý hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh hệ điều hành. Được sử dụng để quản lý nhân viên kho nội bộ, kiểm kê, giờ làm việc, đặt hàng, thiết bị, công cụ thực hiện phần mềm (Software Thi Công cụ). Đây được gọi là "nhà kho". Bao gồm cả sản xuất và cung cấp các loại của các khu vực lưu trữ và trung tâm phân phối.
WMS có thể lưu trữ và vận chuyển hàng hóa chẳng hạn như sắp xếp năng động, quá trình lưu trữ trên toàn bộ quá trình hoạt động điện tử; có thể xây dựng các giao diện dữ liệu với trung tâm dịch vụ khách hàng cho phép khách hàng để đạt được quản lý vận chuyển hàng hóa
tầm xa qua mạng Internet, với các hệ thống ERP của công ty để đạt được kết nối liền mạch. Monomer có thể được sử dụng trong các ngành công nghiệp quản lý kho tinh vi, có thể được sử dụng trong sản xuất, hậu cần, phân phối, và các ngành công nghiệp đặc biệt khác trên toàn quốc off-site quản lý kho bãi.
Tại Việt Nam phương diện công nghệ thông tin, phần lớn các trung tâm phân phối cần được trang bị hệ thống quản lý (WMS-Warehouse Management System) đủ mạnh và có thể kết nối chặt chẽ với toàn bộ hệ thống CNTT của doanh nghiệp. Đây cũng là một điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Phần lớn các trung tâm phân phối đều chưa được trang bị hệ thống WMS, làm giảm hiệu quả vận hành của trung tâm rất nhiều.
Điều đáng lưu ý là tại sao phải cần một hệ thống WMS riêng rẽ trong khi chỉ cần sử dụng một phân hệ trong hệ thống ERP là không đủ. Theo khảo sát của WERC (Warehousing Education and Research Council - Hiệp hội nghiên cứu và giáo dục về quản lý kho hàng, Mỹ) thì chỉ có 31% doanh nghiệp được khảo sát tại Mỹ sử dụng WMS như là một phân hệ của hệ thống ERP.
Trong khi tỷ lệ sử dụng WMS như là một phần mềm riêng biệt lại chiếm tới 57%, chủ yếu do nhà cung cấp ERP không thể đáp ứng nhiều chức năng quản lý của WMS. Bản thân hệ thống WMS cần đáp ứng hai chức năng cơ bản của trung tâm phân phối là hiệu năng (quản lý tồn kho chính xác, điều phối hệ thống trang thiết bị, nhân sự, hoạt động một cách năng suất nhất…) và khả năng đáp ứng các yêu cầu dịch vụ giá trị gia tăng.
2.4.3.Nhu cầu lớn về vốn và thị trường đào tạo.
Nhu cầu theo thống số liệu thống kê, có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp.
Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn.
Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam.
Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). doanh nghiệp
trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp phía Bắc là rất thấp.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website là rất thấp chỉ 2,16%.
Đây là một kết quả rất đáng lo ngại vì khả năng tham gia thương mại điện tử và khai thác thông tin qua mạng của các doanh nghiệp phía Bắc còn rất thấp, chưa tương xứng với mong muốn phát triển thương mại điện tử của Chính phủ.
Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý; trong khi trình độ về kỹ thuật công nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp có tỷ lệ rất thấp; chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ.
Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp phía Bắc nói riêng, chưa coi trọng đúng mức đến các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ. Mặc dù đây là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.
Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp của các nước khác. Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ. Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin rất lớn. Đây là ngành rất hấp dẫn và là ngành có nhiều trường đào tạo, dễ tìm trường. Tuy nhiên, thực trạng lao động trong ngành Công Nghệ Thông Tin tại Việt Nam hiện nay lại thiếu về số lượng, dù sinh viên đã được đào tạo qua trường lớp nhưng vẫn yếu kém về chất lượng khi làm việc.
Theo báo cáo mới đây của Vụ Công nghệ thông tin (Bộ TT-TT): Hiện số lao động trong ngành công nghiệp Công nghệ thông tin trên cả nước là trên 200 ngàn, với doanh thu thấp nhất là 13.500 USD/người/năm (công nghiệp nội dung số) cao nhất là 37.200 USD/người/năm (công nghiệp phần cứng). Riêng ngành quản tri mạng, an toàn bảo mật VN, với lộ trình từ nay đến 2020, ngân sách nhà nước sẽ chi 765 tỉ đồng để thực hiện 6 dự án phục vụ mục tiêu phát triển an toàn thông tin số quốc gia. Đây là một trong những nội dung nằm trong Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các dự án bao gồm việc xây dựng Trung tâm Hệ thống kỹ thuật an toàn mạng quốc gia; hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin quốc gia; hệ thống cảnh báo, phát hiện và phòng, chống tội phạm trên mạng; đào tạo chuyên gia an toàn thông tin cho cơ quan chính phủ và hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia... do các Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công
thương, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện. Đồng thời, dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin của Việt Nam lên tới hơn 600 ngàn người, nhưng khả năng đáp ứng sẽ chỉ đạt mức khoảng 400 ngàn người (hiện nay là 200 ngàn).
Hiện tổng số các trường có ngành liên quan CNTT trên cả nước là 235/390 trường. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp đều khẳng định, chất lượng lao động Công nghệ thông tin sau khi ra trường đều ở mức thấp