KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng xuất, biến dạng nền cọc xi măng - đất công trình cống hói đại tỉnh quảng bình (Trang 88 - 90)

- Đánh giá ổn định cọc ximăngđất theo trạng thái giới hạn thứ 2:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Các nội dung đạt được trong luận văn

Với những kiến thức cơ bản đã được học trong chương trình đào tạo Cao học tại Trường Đại học Thuỷ lợi kết hợp với những kiến thức thực tiễn trong quá trình sản xuất, tác giả đã tập trung nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giải pháp sử dụng công nghệ Jet-grouting để xử lý nền đất yếu cho cơng trình. Tuy cịn có những nhược điểm nhưng giải pháp cơng nghệ Jet-grouting này đã cho thấy tính ưu việt về mặt kỹ thuật. Luận văn đã nêu nổi bật được tính cấp thiết, ý nghĩa thực tiễn của đề tài từ thực trạng thiết kế, thi công của giải pháp trên so với các phương pháp truyền thống khác. Các nội dung nghiên cứu trong luận văn đã đạt được như sau:

- Phân tích được các tính năng, ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng của biện pháp xử lý nền đất yếu. Qua đó làm rõ được ưu nhược điểm của biện pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc xi măng đất;

- Phân tích lựa chọn biện pháp xử lý nền và ứng dụng tính tốn ứng suất-biến dạng cho cơng trình Cống Hói Đại – tỉnh Quảng Bình. Để mơ hình hố cho bài tốn học viên đã sử dụng phương pháp phần tử hũu hạn (FEM) được thực hiện thông qua phần mềm Plaxis. Học viên đã tính tốn cho mặt cắt ngang cống, từ đó xác định được các giá trị chuyển vị và ứng suất, qua đó có cơ sở để lựa chọn được kích thước và độ sâu vùng gia cố đồng thời bố trí các giải pháp kết cấu phù hợp để đảm bảo an toàn, ổn định và đem lại hiệu quả cao cho cơng trình.

2. Những tồn tại và hạn chế

- Xử lý nền đất yếu là một vấn đề cực kỳ phức tạp đối với cơng trình xây dựng nói chung khơng chỉ ở nước ta mà trên toàn Thế giới. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng do điều kiện về thời gian, năng lực bản thân nên kết quả nghiên cứu đạt được trong luận văn còn nhiều hạn chế;

- Do hạn chế của việc mơ phỏng điều kiện biên hình học, do đó ở đây chỉ thực hiện được việc nghiên cứu trên mơ hình tốn cho bài tốn phẳng nên chưa thấy rõ được sự làm việc tương tác giữa các cọc và đất;

- Trong phần tính tốn, tác giả đã sử dụng các thơng số của mơ hình Mohr- Coulomb nên chỉ phản ánh ứng xử trong giai đoạn đầu của nền đất khi chịu tải trọng, chưa mô phỏng được ứng xử của nền đất yếu bằng các mơ hình khác.

II. KIẾN NGHỊ

Công nghệ Jet-grouting là một công nghệ mới tiên tiến dù đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều năm ở các nước trên Thế giới, nhưng ở nước ta hiện nay cơng nghệ này vẫn cịn khá mới mẽ. Để khai thác và tận dụng triệt để những tính năng ưu việt của cọc xi măng đất là rất cần các cấp có thẩm quyền mạnh dạn tạo điều kiện ứng dụng rông rãi vào xây dựng các cơng trình.

Nghiên cứu về tính chất của vật liệu xi măng dất trong nền đất yếu. Cần có các thí nghiệm để có thể xây dựng được mơ hình tính tốn dự đốn được các thuộc tính của vật liệu xi măng đất phục vụ cho tính tốn thơng qua hàm lượng chất gia cố và điều kiện tại chỗ của đất nền.

Nghiên cứu và phát triển mơ hình tốn có thể mơ phỏng chính xác nhất sự làm việc của vật liệu xi măng-đất, của nền đất xung quanh. Nhằm khắc phục hạn chế về điều kiện biên, phản ánh trạng thái ứng suất- biến dạng thực của các cọc xi măng-đất và đất nền xung quanh khi chịu tải, từ đó có thể đánh giá và đưa ra sơ đồ bố trí cọc xi măng-đất một cách hiệu quả nhất.

Nghiên cứu các phương pháp kiểm soát và đánh giá chất lượng của cọc xi măng- đất trước, trong và sau q trình thi cơng, tiến hành các đề tài nghiên cứu về: tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, xây dựng các tiêu chuẩn về thí nghiệm vật liệu xi măng-đất, trong đó đặc biệt quan tâm đến thí nghiệm hiện trường.

Để đảm bảo hiệu quả cao trong công tác sản xuất nên sử dụng những phần mềm thương mại như phần mềm địa kỹ thuật Plaxis để cơng tác thiết kế có độ tin cậy cao và cho kết quả nhanh chóng thuận tiện.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng xuất, biến dạng nền cọc xi măng - đất công trình cống hói đại tỉnh quảng bình (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)