Trong giai đoạn từ đầu thập niên 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, khi chính phủ Philippines áp dụng chính sách sản xuất hướng về xuất khẩu. dài đồng Peso (tiền Philippines) được định giá cao hơn so với giá trị thực của nó làm ảnh hưởng đến xuất khẩu, trong đó các mặt hàng xuất khẩu lại sử dụng kém hiệu quả càng làm tình hình ngoại thương của Philippines vào trạng thái không tốt. Để giải quyết tình trạng này, trong kế hoạch ổn định kinh tế chính phủ Philippines đã hoãn
việc trả nợ nước ngoài, tiếp tục phá giá đồng Peso, cắt giảm chi tiêu của chính phủ, tăng lãi suất gửi tiết kiệm,
- Từ năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực. Với dự trữ ngoại tệ còn rất mỏng, trên 11 tỷ USD, nền kinh tế lại mới hồi phục sau nhiều năm suy thoái, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực mà châm ngòi nổ là Thái Lan đã nhanh chóng tác động đến Philippines. Tháng 5/1997, Ngân hàng Trung Ương (NHTW) Philippines tăng lãi suất lên1,75 điểm phần trăm và tiếp tục tăng lên 2 điểm vào tháng 6/1997. Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, ngày 3 tháng 7 ngân hàng trung ương Philippines đã cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24%. Đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso ăn một dollar xuống còn 38 vào năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng.
Ngày 11/7/1997 chính phủ Philippines là nước thứ hai sau Thái Lan tuyên bố phá giá đồng Peso (29.75 Peso= 1 USD) giảm 11.5% tính đến cuối tháng 12/1997, có thời điểm đồng Peso mất giá đến 48%.
- Trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay:
Philippines thắt chặt tiền tệ
Philippines đang tăng cường nỗ lực kiểm soát sự tăng giá mạnh của đồng peso nhằm chuyển hướng dòng vốn từ các nền kinh tế phát triển đổ vào châu Á.
Quốc gia Đông Nam Á này đã áp đặt mức trần đối với hợp đồng kỳ hạn tiền không giao dịch giành cho các nhà cho vay trong nước là 20% và đối với các tổ chức nước ngoài là 100%, ngân hàng trung ương Philippines hôm qua 26/12 cho biết.
Tăng trưởng kinh tế Philippines đạt 7,1% trong quý III, thu hút các nhà đầu tư, những người muốn tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn trong bối cảnh lãi suất gần bằng 0 và các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines đã giúp tỷ giá giữa peso so với USD tăng 6% trong năm nay. Đây là mức tăng giá lớn thứ 2, chỉ sau won của Hàn Quốc (7,5%) trong số 11 đồng nội tệ châu Á mà Bloomberg theo dõi.
Tuy nhiên, sự tăng giá của tiền tệ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số của các nhà xuất khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ, gây khó khăn cho các nhà hoạch
định chính sách trong việc bảo vệ nền kinh tế nước mình tránh khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.
Bài học cho Việt Nam:
Qua những thành tựu mà Philipin đã đạt được, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học trong việc điều hành và quản lý chính sách tiền tệ phù hợp.
Bài học rút ra từ thực tiễn của nhiều nước trong đó có Philipin cho thấy để chính sách tiền tệ có hiệu quả, trước hết cần xác định rõ ràng các mục tiêu chính sách tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế; kế tiếp đó là lựa chọn, xây dựng và điều hành có hiệu quả hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ nhằm góp phần đạt được các mục tiêu cuối cùng đã đề ra. Để hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ còn có thêm một số điều kiện như : điều hành chính sách tiền tệ của NHTW cần có tính độc lập, xác định rõ trách nhiệm và thể hiện tính minh bạch; sự phát triển của các trung gian tài chính và thị trường tiền tệ; sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.