CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu kinh tế của philippin (Trang 27 - 33)

1. Chính sách khoa học – công nghệ của Philippines

Đánh giá chung:

- Philippines là một quôc gia còn chậm phát triển về khoa học – công nghệ, cùng với Việt Nam và Indonesia nằm trong nhóm các quôc gia có trình độ phát triển khoa học công nghệ còn thấp kém trong khu vực Đông Nam Á:

+ Các chỉ số thực tế được công bố minh chứng cho nhận định trên:

Theo kết quả của chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2012 gần đây, Philippines nằm ở vị trí gần dưới cùng của danh sách 141 quốc gia trong lĩnh vực đổi mới, Thượng nghị sĩ Edgardo Angara cho biết chính phủ của Tổng thống Benigno Aquino - cần làm việc để tăng cường khả năng của đất nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (S & T - Science and Technology).

Số liệu được cung cấp bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và trường kinh doanh INSEAD, xếp hạng Philippines đứng thứ 91 trong số 141 nền kinh tế được khảo sát, Philippines đã bị giảm thứ hạng 4 bậc so với xếp hạng năm 2011.

Angara, chủ tịch của Ủy ban Thượng viện về Khoa học và Công nghệ (ComSTE), cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay của đất nước đang bị suy giảm vì sự hạn chế của đổi mới và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện nay.

Số liệu các năm về trước cũng cho thấy Philippines không phải là một nước có thế mạnh về khoa học - công nghệ:

Chỉ số Năng suất nghiên cứu khoa học quốc gia (NSNCKHQG) năm 2008: Indonesia, Philippines và Việt Nam tạo thành nhóm các nước có NSNCQG thấp nhất trong vùng, cả ba còn phải trải qua một chặng đường dài phía trước để đạt tới trình độ của các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia.

Hình 1. Năng suất nghiên cưú khoa học quốc gia của 11 nước trong khu vực Đông Á tính theo số công bố quốc tế trên một triệu dân .

Như trên biểu đồ ta thấy Philippines nằm trong nhóm 3 nước có NSNCKHQG thấp nhất trong nhóm các nước được nghiên cứu.

- Tuy nhiên những năm gần đây, Philippines đã có những bước phát triển mới trong việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ, nhưng chỉ thực sự tạo được điểm nhấn trong lĩnh vực nông nghiệp:

+ Philippines đã xây dựng những trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp rất quy mô. Ví dụ như trung tâm nghiên cứu lúa Philippines (Philrice): được xây dựng trên diện tích khoảng 40ha, trung tâm này chỉ có nhiệm vụ là hoạch định chính sách nông nghiệp, nghiên cứu và phát triển các giống lúa cho năng suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt để áp dụng vào đồng đất Philippines.

+ Philippines đặc biệt có những thành tựu to lớn trong ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng biến đổi gen.

+ Những chính sách của nước Philippines về vấn đề này là:

1. Chính phủ Philippines đã xây dựng và triển khai hàng loạt các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về cây trồng công nghệ sinh học dưới nhiều hình thức như hội nghị hội thảo, mô hình trình diễn, tham quan đầu bờ, diễn đàn thảo luận trên các phương tiện thông tin đại chúng... để người dân trong nước hiểu và chấp nhận sử dụng những sản phẩm biến đổi gen.

2. Chính phủ Philippines đã ban hành những quy định và những chính sách khuyến khích việc trồng, sử dụng các sản phẩm từ cây trồng biến đổi gen một cách an toàn và có trách nhiệm.

Điều này có nghĩa là bất cứ giống, cây trồng biến đổi gen khi nhập vào Philippines phải được kiểm tra về an toàn thực phẩm, đánh giá tác động ảnh hưởng đến môi trường và các vấn đề liên quan đến công nghệ ứng dụng.

3. Giống cây trồng áp dụng công nghệ sinh học được trồng tại Philippines được nhập khẩu từ các công ty tư nhân, từ Nam Phi. Tuy nhiên, thời gian gần đây giống đã được sản xuất tại Philippines và điều này cho phép chúng tôi tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc vận chuyển từ bên ngoài. Việc sản xuất các giống cây trồng biến đổi gen vẫn được các công ty giám sát nhằm đảm bảo chất lượng cho giống và sản phẩm.

+ Nhờ những chính sách đó, Philippines đã đạt được những thành tựu trong nông nghiệp như sau: (đặc biệt là giống ngô biến đổi gen BT, và giống Lúa Vàng)

. Về lĩnh vực phát triển cây có hạt, tiêu biểu là cây ngô, quốc đảo này lại đạt những thành tựu to lớn, do sớm biết áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Tại tỉnh Pampanga của Philippines, anh nông dân Jerry Due đang canh tác một giống ngô đặc biệt: giống ngô biến đổi gen BT (Bacillus Thuringiensis), kháng sâu đục thân và kháng thuốc trừ cỏ. Nó đã được tăng cường protein Bacillus Thuringiensis, một loại protein vốn xuất hiện tự nhiên trong đất, giúp cây trồng kháng được một loài sâu bọ gây hại nguy hiểm là loài sâu bore châu Á. Anh Jerry cho biết trồng giống ngô BT ít mệt nhọc hơn và thu lời hơn so với giống ngô truyền thống. “Giống ngô này tự kháng được các loài sâu bệnh. Hạt của nó không hề bị mốc và sản lượng thì cao hơn các giống ngô trước”  đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các giống ngô khác.

-  Nếu đem áp dụng vào VN: điểm đặc biệt của ngô biến đổi gien là thích hợp cho vùng đất có độ dốc lớn, chịu được hạn và thời tiết khắc nghiệt. Khả năng chống chịu sâu bệnh cao cũng như vốn đầu tư về phân bón, không tốn nhiều công chăm sóc. Với điều kiện khí hậu và đất đai của Việt Nam, nếu

được đưa vào trồng, giống ngô biến đổi gen sẽ cho năng suất cao hơn rất nhiều, có thể đạt 12-14 tấn/ha/vụ.

. Ngoài ra Các viện nghiên cứu tại Philippines còn sử dụng công nghệ sinh học để tăng sản lượng các loài cây khác như đu đủ, dừa và xoài. Giới khoa học còn nhắc đến một giống lúa rất giàu vitamin A có tên Lúa Vàng. Bà Alicia Ilaga, Giám đốc chương trình Công nghệ sinh học Nông nghiệp Philippines cho biết: “Chúng tôi đang trong quá trình tạo ra một giống lúa giàu Vitamin A, có thể kháng được rệp và virus Tungro. Các bệnh này ở lúa là do thiếu Vitamin A. Nên nếu tạo ra một giống lúa có nhiều Vitamin A để kháng được bệnh, nông dân sẽ tăng được sản lượng”. Ngoài tăng sản lượng, Gạo vàng còn giàu vitamin A

Gạo vàng (Golden rice) là thực phẩm cây trồng chuyển gen, sản phẩm chống đói, tăng cường sức khỏe tốt nhất cho con người, đặc biệt là cung cấp vitamin A (beta- carotene) rất cần cho cơ thể trẻ nhỏ, hạn chế nguy cơ gây mù lòa bởi theo số liệu thống kê hiện nay trên thế giới mỗi năm có khoảng nửa triệu trẻ em mắc phải căn bệnh này, lý do chính là bị thiếu vitamin A.

Công nghệ sản xuất lúa vàng được khởi xướng từ năm 1999, nhưng do những bất đồng về chính trị nên mãi tới 10 năm sau nó mới được đưa ra trồng thử nghiệm tại Philipinnes nhờ cố gắng của Hội đồng nhân đạo về giống lúa vàng (GRHB), cơ quan này đã tiến hành phân tích và làm thông tư tưởng cho 6 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giống lúa vàng được ra đời năm 1999 bằng cách được cài xen hai gen đảm nhận chức năng đóng mở, tạo ra giống lúa màu vàng, hạt giàu hàm lượng beta- carotene (tiền vitamin A) và màu sắc vàng của gạo chính là thể hiện mức độ giàu vitamin A.

- Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ sinh học tại Philippines vẫn còn tồn tại những hạn chế:

Đằng sau những thành quả đó chính là công nghệ gen, nhằm sàng lọc ADN. Mặc dù một số nhà môi trường tỏ ý quan ngại về nguy cơ ô nhiễm nguồn gen, giảm đa dạng sinh học, và ảnh hưởng tiêu cực đến các loài côn trùng có ích, nhưng những vụ mùa biến đổi gen vẫn sẽ là một phần của bức tranh nông nghiệp Philippines trong những năm tới, bởi mục tiêu trước mắt của chính phủ là đảm bảo an ninh lương thực.

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

- Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của nước ta nên việc học hỏi rút kinh nghiệm để phát triển nền nông nghiệp nước nhà là rất quan trọng. Chúng ta có thể rút ra những bài học từ Philippines trong vấn đề ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học để tăng năng suất, sản lượng cây trồng.

- Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến năm 2020 và Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tronglĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ

bản bao gồm các nội dung chủ yếu tương tự như chương trình CNSH của Philippines, với 4 nhiệm vụ chủ yếu là:

1.Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R - D), triển khai sản xuất thử sản phẩm (P) phục vụ phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

2. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp

3. Xây dựng tiềm lực để phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp 4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp

- Đồng thời chúng ra rút ra: Bài học kinh nghiệm của Philippines cho thấy chính sách ưu tiên phải được đưa thành luật và tổ chức thực hiện đồng bộ trong cả nước, tranh thủ sự hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm của các viện nghiên cứu quốc tế và các quốc gia đi trước để từng bước ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới và từ đó nghiên cứu phát triển các tiến bộ kỹ thuật của riêng mình.

- Thêm vào đó, chúng ta ứng dụng công nghệ gen nhưng không lạm dụng và vẫn phải quan tâm đến việc bảo đảm đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu kinh tế của philippin (Trang 27 - 33)