Các cam kết cấp độ dịch vụ

Một phần của tài liệu Báo cáo luận văn tốt nghiệp đề tài tìm hiểu công nghệ IPTV (Trang 54 - 57)

Các cam kết cấp độ dịch vụ SLA (Service-Level Agreement) là hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng về các chi tiết chất lượng dịch vụ được cung cấp. SLA có thể bao gồm các đặc tính và chức năng của một số loại dịch vụ từ thoại cho tới VoD. SLA được đơn giản hoá bằng một bảng kê khai các cam kết, bảng kê khai này ghi rõ giá trị chi tiết các dịch vụ viễn thông phải đưa ra. Các dịch vụ trong bảng kê khai phải được đưa ra cho tất cả khách hàng. Bảng kê khai đôi khi còn bao gồm các cấp độ dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra. Một số định nghĩa trong bảng kê khai SLA như sau:

Độ khả dụng (%): tỷ lệ thời gian dịch vụ sẵn sàng để sử dụng, tỷ lệ này trong SLA thường là 99% hoặc lớn hơn.

Tỷ lệ phân phối gói (%): tỷ lệ gói được phân phối tới đích trên tổng số gói gửi đi. Chú ý, tỷ lệ này có thể được đo trung bình hàng tháng và dựa trên dữ liệu mẫu, không dựa trên tổng số gói được gửi đi. Trong SLA tỷ lệ này là 99% hoặc lớn hơn.

Tỷ lệ mất gói (%): ngược lại với tỷ lệ phân phối gói, đây là số gói bị mất trên tổng số gói gửi đi. Trong SLA tỷ lệ này là 1% hoặc thấp hơn.

Độ trễ mạng (ms): đây là chỉ số tổng số thời gian trung bình các gói dữ liệu bị giữ khi truyền qua mạng. Chú ý, chỉ số này có thể chỉ tính giữa các điểm mạng bên trong mạng của nhà cung cấp; và nó có thể không bao gồm thời gian cần thiết để dữ liệu đi vào hoặc rời khỏi mạng. Và cũng cần chú ý rằng, phép đo này có thể dựa trên các dữ liệu mẫu và tính trung bình hàng tuần hoặc hàng tháng.

Độ trễ jitter (ms): đây là chỉ số không có khả năng xuất hiện trong hầu hết các SLA. Đây là tham số chỉ thực sự quan trọng cho các ứng dụng tạo luồng video và VoIP.

Thời gian đáp ứng dịch vụ (giờ): đây là tổng số thời gian lớn nhất từ khi sự cố mạng được thông báo cho tới khi nhà cung cấp đã sẵn sàng để bắt đầu sữa chữa sự cố. Thời gian này có thể thay đổi phụ thuộc vào thời điểm trong ngày và có thể bao gồm thời gian truyền dẫn từ phía nhà cung cấp tới vị trí của khách hàng.

Đối với các dịch vụ video, các tỷ lệ mất gói là chủ yếu. Khi tỷ lệ mất gói khoảng 1%, video trở nên rất khó để phân phối một cách mượt mà. Độ trễ mạng cũng có thể cần được xem xét, nhưng nó thường xuất hiện trong video tương tác. Độ trễ jitter sẽ ảnh hưởng tới tất cả video và sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ.

TÓM TẮT

Khách hàng mong chờ và yêu cầu chất lượng dịch vụ phải tốt từ nhà cung cấp IPTV. Đây là thách thức đối với các nhà khai thác mạng IPTV vì thế họ sử dụng một số các tiến trình quản lý mạng để quản lý các thành phần phức tạp trên hệ thống IPTV end-to-end. Tóm tắt một số chức năng chính được yêu cầu để quản lý hạ tầng mạng IPTV end-to-end như sau:

 Hệ thống quản lý mạng IPTV NMS: hoạt động của mạng IPTV end-to-end thường được quản lý bởi NMS. NMS cho phép nhà quản lý mạng IPTV giám sát quá trình thực thi của các bộ phận hạ tầng mạng và nhận dạng một số sự cố có thể ảnh hưởng tới việc phân phối các dịch vụ IPTV tới người sử dụng.  Quản lý các cài đặt: việc cung cấp cho những thuê bao mới và cung cấp lại

các dịch vụ là một trong những công việc hàng ngày của nhà quản lý mạng IPTV. Ngoài công việc với các thuê bao mới, các nhà cung cấp IPTV cũng phải yêu cầu các thủ tục và các tiến trình để giải quyết các sự cố và các kết cuối của dịch vụ.

 Giám sát và kiểm tra mạng: việc giám sát mạng cho phép các nhà quản lý IPTV nhận dạng và xử lý các sự cố trước khi nó gây ra lỗi trên mạng. Một công việc kiểm tra và hệ thống đo đạc thường được các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng để kiểm tra “sức khỏe” của hạ tầng mạng.

 Quản lý dự phòng: quản lý các hệ thống backup và các thành phần dự phòng là một phần hoạt mạng phân phối các dịch vụ IPTV tới user.

 Việc gán các địa chỉ IP là một phần trong việc triển khai và chạy hạ tầng mạng IPTV. Tất cả các thiết bị được kết nối với hạ tầng mạng yêu cầu một địa chỉ IP để truy cập các dịch vụ IPTV. DHCP server thường cung cấp các địa chỉ này.

 Xử lý các sự cố IPTV: mặc dù việc cài đặt phần cứng và phần mềm cho các thành phần mạng đã được thực hiện theo đúng thiết kế, nhưng các sự cố vẫn xuất hiện. Một phần trách nhiệm của nhân viên kỹ thuật là xử lý các sự cố khi nó xảy ra.

 Quản lý quyền nội dung số DRM: các nhà sản xuất nội dung khi cung cấp cấp nội dung cho các nhà khai thác mạng IPTV, họ yêu cầu bản quyền nội dung không bị xâm phạm. Vì thế các nhà cung cấp dịch vụ IPTV sẽ triển khai hệ thống quản lý quyền nội dung số DRM.

 Quản lý các yêu cầu QoS IPTV: do hầu hết các dịch vụ IPTV trong thực tế hoạt động trên mạng băng rộng IP riêng nên nó có khả năng thực hiện đầy đủ các chính sách QoS khi phân phối nội dung video tới thuê bao trả tiền. Việc

thực hiện đầy đủ các chính sách QoS cơ bản nghĩa là lưu lượng IPTV có quyền ưu tiên cao hơn các lưu lượng trên nền IP khác.

Để có một hệ thống IPTV hoạt động tốt thì vấn đề quản lý phải được đặt lên hàng đầu. Việc quản lý bao gồm rất nhiều công việc phức tạp, các hoạt động quản lý ở trên chỉ là các công việc cơ bản trong hệ thống quản lý mạng IPTV mà thôi.

trình phần mềm trong mạng IPTV

CHƯƠNG IV

TÌM HIỂU THIẾT BỊ PHẦN CỨNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỀM

TRONG MẠNG IPTV

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giải pháp để triển khai mạng IPTV, các giải pháp này được phát triển bởi các công ty khác nhau. Do đó, về sơ đồ cấu trúc, thiết bị phần cứng và chương trình phần mềm được triển khai sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, cùng với một mục đích là phân phối luồng nội dung tới thuê bao một cách an toàn và có chất lượng cao, các thiết bị phần cứng và chương trình phần mềm tuy có khác nhau nhưng chúng sẽ thực hiện cùng một nhiệm vụ giống nhau trên mạng IPTV.

IPTV là một dịch vụ mới, do đó sẽ có một số phần cứng và phần mềm mới trên hệ thống. Thành phần mới đặc trưng của hệ thống IPTV là trung tâm dữ liệu Headend. Trong phần này sẽ chủ yếu tìm hiểu các thiết bị trong trung tâm dữ liệu headend và các phần mềm chuyên dụng. Ngoài ra để phục vụ cho việc tiếp nhận dữ liệu từ Headend, mạng gia đình sẽ được trang bị thêm một thiết bị mới đó là bộ giải mã IP-STB. Bên cạnh đó, phần này cũng tìm hiểu một số chương trình Media Player được sử dụng để mở nội dung trên máy tính cá nhân.

Một phần của tài liệu Báo cáo luận văn tốt nghiệp đề tài tìm hiểu công nghệ IPTV (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)