Quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính với vật liệu tiếp xúc (attached growth processes)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI (Trang 36 - 37)

Bài 7 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG BÙN HOẠT TÍNH.

7.2.4.Quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính với vật liệu tiếp xúc (attached growth processes)

processes)

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí Attached Growth (AG) được sử dụng để loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải. Quá trình AG bao gồm: lọc sinh học, lọc thô, RBC (Rotating biological contactor), AGWSP (Attached Growth Waste Stabilization Pond), bể phản ứng nitrat hoá fixed – bed,..

Đây là một dạng hồ sinh học kết hợp với bể lọc sinh học.Những vật liệu tiếp xúc được bố trí theo chiều dài hồ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng trên bề mặt. Ở tải trọng cao, xục khí có thể được tiến hành một phần hoặc trên toàn bộ thể tích bể. Thời gian lưu nước thay đổi 4 giờ – 3 ngày. Giá thể sinh vật dính bám là các sợi nhựa khá cứng được quấn lên trên một lỏi thép tráng kẽm. Kích thước sợi nhựa tổng hợp tính từ lỏi kẽm dài từ 50 – 70mm. Mỗi lỏi kẽm được quấn tròn có đường kính 80 – 100mm. Hệ thống phân phối khí là các thanh đá bọt (trong mô hình lab scale) hoặc các đường ống nhựa dẫn khí (đối với các công trình lớn). Cột sinh học chứa đầy vật liệu bám dính (vật tiếp xúc) là giá thể cho vi sinh vật sống bám. Nước thải được phân bố đều trên bề mặt lớp vật liệu bằng hệ thống quay hoặc vòi phun. Quần thể sinh vật sống bám trên giá thể tạo nên màng nhầy sinh học có khả năng hấp phụ và phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Quần thể này có thể bao gồm sinh vật hiếu khí, nấm, tảo và động vật nguyên sinh. Ngoài ra còn có giun, ấu trùng và côn trùng. Phần bên ngoài lớp màng nhầy (khoảng 0.1 – 0.2mm) là loại vi sinh hiếu khí. Khi sinh vật phát triển,

chiều dày ngày càng tăng. Vi sinh ở lớp ngoài tiêu thụ hết lượng oxy khuếch tán trước khi oxy thấm vào bên trong. Vì vậy gần sát bề mặt giá thể, môi trường kỵ khí hình thành. Khi lớp màng dày, chất hữu cơ bị phân huỷ ở lớp ngoài, vi sinh sống gần bề mặt giá thể thiếu nguồn cơ chất, chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng phân huỷ nội bào và mất đi khả năng bám dính. Màng vi sinh tách khỏi giá thể nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tải trọng hữu cơ và tải trọng thuỷ lực.

Tải trọng hữu cơ: ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất trong màng nhầy. Tải trọng thủy lực: ảnh hưởng đến tốc độ rửa trôi màng

Phương pháp này có thể thực hiện trong điều kiện hiếu khí (với sự có mặt của oxy) hoặc trong điều kiện yếm khí (không có oxy).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI (Trang 36 - 37)