Mục tiêu hoạt động

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 55 - 57)

4.Chiến lược đầu tư phát triển của doanh nghiệp thời gian tớ

4.2. Mục tiêu hoạt động

Tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty về sản phẩm Sợi – May mặc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; từng bước đầu tư mở rộng các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với khả năng nội tại hoặc liên doanh – liên kết để mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên vốn cho các cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho Nhà Nước và phát triển Tổng công ty ngày càng lớn mạnh.

Bảng 20: Dự kiến kế hoạch các chỉ tiêu chủ yếu từ năm 2009-2012

TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012

2 Tổng doanh thu Tr. đồng 687.500 730.000 800.000 850.000 Trong đó: doanh thu

xuất khẩu

Tr. đồng 125.150 130.000 135.000 150.000

3 Kim ngạch xuất khẩu 1000USD 7.375 7.500 7.700 8.000

4 Sản lượng sản phẩm chủ yếu

- Sợi toàn bộ tấn 9.000 9.450 9.700 10.000

- Vải dệt thoi các loại 1000 mét 25.000 26.250 27.500 28.000 - Vải dệt thoi các loại

quy m²

1000 m² 35.000 36.750 38.500 39.000

- SP may các loại 1000 SP 2.410 2.500 2.700 3.000

- Khăn bông 1000 chiếc 18.000 18.500 19.000 20.000

- Chăn chiên 1000 SP 115 115 115 115

- Len AC tấn 300 320 330 350

(Nguồn: Báo cáo kế hoạch kinh doanh của phòng kinh doanh)

Kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thời gian tới: Bên cạnh việc tiếp tục triển khai và hoàn thiện các dự án đang thực hiện, Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định sẽ từng bước nghiên cứu xây dựng phương án đầu tư phát triển mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty và mở thêm ngành kinh doanh khác như: Kinh doanh Bất động sản, Du lịch; Vận tải; Xây dựng và các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm.

Từ nay đến 2010 cần tập trung triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, siêu thị và các văn phòng để kinh doanh và cho thuê trên cơ sở liên doanh, liên kết theo hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước với tổng số vốn dự kiến là 627 tỷ đồng, từ các nguồn vốn tự có; Quỹ đất, vay khác.

Trong đó:

+ Vốn đầu tư thiết bị dự kiến: 263 tỷ đồng cho các hạng mục; cải tạo nâng cấp thiết bị, mua thêm máy chải, máy thô, máy ghép, máy con, máy ống, hệ thống điều không thông gió nhà máy sợi; đầu tư trang bị 200 máy dệt, máy hồ, máy mắc, hệ thống điều không thông gió; đầu tư bổ sung thiết bị nhuộm như máy sấy, máy định hình, cuộn ủ lạnh, phòng co, dây chuyền in hoa khổ rộng.

+ Vốn cho xây dựng dự kiến 250 tỷ đồng cho xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, xây dựng các nhà máy theo kế hoạch di dời.

+ Vốn cho các đầu tư khác: 114 tỷ đồng cho xây dựng hạ tầng quy hoạch bán đất, xây dựng nhà máy Dệt Mỹ Thuận, xây dựng giai đoạn II – Chi nhánh Hà Nam. Tổng Công ty sẽ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đã thuê của Nhà Nước ( trong thời hạn thuê ) đối với một phần hoặc toàn bộ diện tích đất mà Công ty đang quản lý và sử dụng; góp phần tăng doanh thu, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho Nhà Nước và các chính sách phát triển của Tỉnh; đồng thời phát triển Tổng công ty ngày càng lớn mạnh trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w