Những vấn đề tồn tại trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 43 - 46)

Doanh thu của Công ty qua các năm: (đơn vị: triệu đồng)

3.2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

của công ty cổ phần Dệt may Nam Định.

Trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty đã đạt được những thành tựu nhất định và tạo được uy tín trên thị trường nhưng thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Sự thiếu hụt vốn đầu tư: Do mới thực hiện cổ phần hoá trong năm 2007, thực tế vốn Nhà Nước vẫn chiếm 51%, cổ phiếu công ty mới chỉ bán cho công nhân và một số nhà đầu tư ngoài. Chinh vì thế việc thu hút vốn đầu tư phục vụ cho các hoạt động đầu tư của công ty còn gặp rất nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây công ty vay vốn chủ yếu để thực hiên sản xuất, chứ vay để đầu tư còn rất hạn chế do công ty phải tập trung vốn để thực hiện dự án di dời toàn bộ công ty ra khỏi thành phố. - Công nghệ máy móc thiết bị của công ty tuy được chú trọng đầu tư song vẫn còn tồn tại rất nhiều máy móc thiết bị cũ, lạc hậu mà công ty chưa có điều kiện nâng cấp. Điều nay đã hạn chế việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của công ty.

- Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng đạt kết quả, hiệu quả không cao do sản xuất có những bộ phận chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ sản xuất, việc theo dõi giám sát của các phòng ban chuyên ngành, của cán bộ quản lý không thường xuyên, chặt chẽ đã dẫn đến sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu chất lượng gây nên hiệu quả thấp, thiệt hại cho công ty cả về thời gian, chi phí lẫn uy tín. Do phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nên công ty thường rơi vào thế bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Mặc dù công ty đã xây dựng một chiến lược đa dạng về mặt hàng nhưng doanh thu của công ty vẫn phụ thuộc chủ yếu và các mặt hàng sợi và vải. Doanh thu của mặt hàng may mặc chiếm tỷ lệ rất thấp.

- Nguồn nhân lực của công ty chưa đảm bảo chất lượng. Do mức lương và những ưu đãi của công ty không thật sự được như các doanh nghiệp cùng ngành ở Nam Định nên công ty gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên.

- Hoạt động marketing, quảng bá giới thiệu thương hiệu công ty còn khá hạn chế, công ty vẫn chưa chính thức có website riêng. Bên cạnh đó hệ thống kênh phân phối sản phẩm còn hạn chế với 2 đại lý chính và một số cửa hàng bán lé.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w