Việt Nam là một nước chia sẻ không chỉ đường biên giới với Trung Quốc, mà còn chia sẻ một lịch sử liên tục trong suốt hơn 2000 năm trở lại đây. Cùng với sự gia tăng chắc chắn mối quan hệ khăng khít về kinh tế và thương mại, Việt Nam càng gắn bó nhiều hơn với Trung Quốc trong thế giới toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, đất nước Trung Quốc to lớn và đa dạng, tưởng như rất gần gũi với chúng ta, lại có vẻ rất xa xôi. Chúng ta không biết nhiều về tình hình cập nhật của nền kinh tế Trung Quốc như biết về các nước lớn và xa xôi như Mỹ hoặc Châu Âu. Có thể viện một số lý do cho điều này, như sự. mù mờ cố hữu của thôn g tin từ trong lòng Trung Quốc, ngăn cách về ngôn ngữ, vì thế hiểu biết hơn về Trung Quốc là một nhu cầu cấp thiết đối với các nhà đầu tư, kinh doanh Việt Nam.
3.2.1 Tình hình kinh doanh hiện tại
Khả năng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc của hàng hóa Việt Nam chưa cao, do chất lượng, giá cả, chủng loại mặt hàng hóa của ta chưa đáp ứng được nhu cầu rộng của Trung quốc. Trong khi đó, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc được cấu thành bởi nhiều tầng, nhiều lớp bao gồm từ hàng hóa chất lượng cao đến trung bình, từ giá cao đến giá thấp, từ nhãn hiệu có úy tín
28
cho đến nhãn hiệu ít thông dụng. M ột thị trường rộng lớn hơn nhiều ở các đô thị miền đông và tây lục địa Trung Quốc vẫn là một tiềm năng mà Việt Nam còn hạn chế tiếp cận. Trong khi đó, nước láng giêng Thái Lan- đối thủ chính của ta tỏ ra ưu thế hơn khi xâm nhập vào các kênh bán buôn, các siêu thị trong thị trường nội địa, các thành phố lớn của Trung Quốc với giá cao.
Doanh nghiệp xuất khẩu của ta hầu như ít hiểu biết về luật lệ, chính sách của Trung Quốc, hoàn toàn phụ thuộc vào đầu mối do doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện nên dễ dàng bị phía đối tác gây sức ép, nhất là đối với chủng loại mặt hàng mang tính thời vụ như rau quả, hải sản tươi sống. Hiện nay, hình thức vận chuyển hàng hóa đến các cửa khẩu biên giới và thông qua các “ đầu nậu” của Trung Quốc hoặc hàng ngày thuê cư dân b iên giới đưa hàng sang Trung quốc theo hình thức trao đổi giữa dân cư. Hoạt động mua bán không có hợp đồng cụ thể và cũng không tuân thủ những quy trình xuất nhập khẩu chặt chẽ, dẫn đến liên độ giao hàng bị chậm do bị khống chế về số lượng, bị ép giá bán gây ra các p hí tổn khác. Kết quả là các hoạt động xuất khấu của Việt Nam xảy ra manh mún, nhỏ lẻ, hoàn toàn bị động và phụ thuộc, thiếu hẳn một tầm nhìn dài hạn, vươn sâu vào thị trường nội địa cho sản phẩm của mình.
Sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường còn yếu. Chủng loại hàng hóa đơn điệu, chất lượng thiếu ổn định, hầu như các doanh nghiệp không có kinh nghiệm để đưa hàng vào hệ thống phân phối lớn trong thị trường nội địa.
Bên cạnh một số doanh nghiệp chủ động và thành công trong thâm nhập thị trường Trung Quốc như Bitis, Tổng công ty cao su Việt Nam, vẫn còn quá nhiều doanh nghiệp ở trạng thái thụ động, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, không tích cực chủ động tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để xây dựng các chiến lược xuất khẩu dài hạn và có hiệu qủa sang thị trường này.
3.2.2 Một số ý kiến, đề xuất khi đầu tư, ki nh doanh vào Trung Quốc
Rõ ràng, mong muốn phát triển thương mại vùng biên là mục tiêu không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội. Chúng ta cần phải chủ động để hướng tới một quan niệm mới về thương mại biên mậu mang tính chất lâu dài ổn định. Trên quan điểm đó, nhóm xin đưa ra một số ý kiến, đề xuất như sau:
Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh để phát triển xuất nhập khẩu ở thị trường Trung quốc. Các doanh nghiệp phải tiến sâu vào thị trường, không dừng
29
lại ở buôn bán ở cửa khẩu và buôn bán tiểu ngạch hoặc biên mậu. cần tổ chức và hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp, các thị trường bên trong lãnh thổ Trung quốc, nắm được nhu cầu và thị hiếu của họ, thiết lập quan hệ thương mại trực tiếp với họ để xây dựng quan hệ kinh tế ổn định, lâu dài, chuyển từ trạng thái buôn bán nhỏ sang buôn bán lớn vừa phù hợp luật lệ quốc tế, vừa phát huy được quan hệ gần gũi láng giêng để phát triển
Thứ hai, nghiên cứu tìm ra "n gách" thị trường. Thị trường Trung Quốc quá rộng lớn, do vậy muốn thâm nhập, các doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu tìm cho mình một "ngách" thị trường để "len" vào dựa trên những lợi thế so sánh. Chú ý đặc điểm và tâm lý kinh doanh của thương nhân Trung Quốc. Với một thị trường hàng tỉ dân và có hàng triệu thương hiệu lớn nhỏ, thì doanh nghiệp cũng không nên đặt tham vọng là sẽ dễ dàng chiếm lĩnh ngay một thị phần lớn mà cần biết lượng sức mình và tranh thủ vào các "ngách" thị trường, sự ủng hộ của khách hàng lập mạng lưới kinh tiêu
Thứ ba, từng bước chinh phục người tiêu dùng. Chính những sản phẩm đạt chất lượng cao, phù hợp với người tiêu dùng địa phương đã gây dựng nên thương hiệu cho các doanh nghiệp chứ không phải là bằng những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Từ yêu thích, tin dùng sản phẩm đến thân quen và gắn bó với thương hiệu và tiến đến là tin dùng luôn những sản phẩm gì mang thương hiệu của các doanh nghiệp .
Tận dụng những chính sách ưu đãi cho hoạt động kinh doanh biên mậu vùng biên, ưu đãi thuế nhập khẩu tiểu ngạch cho nước láng giềng; việc Trung Quốc gia nhập WTO là những thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp bán hàng sang Trung Quốc. Việt nam có một điều kiện là có truyền thống buôn bán lâu đời trong quan hệ láng giềng hai nước. Thương nhân Trung Quốc luôn chủ động tìm kiếm nguồn hàng từ các nước láng giềng để mua bán trao đổi tạo thông thương biên giới hai bên. Chỉ cần hàng hoá có mặt tại các dịp hội chợ triển lãm hoặc tại khu thương mại biên giới là thương nhân trung Quốc đã tìm mua về bán lại. Do đó,các doanh nghiệp tranh thủ điều kiện đó theo cách thẩm thấu dần và hỗ trợ tích cực cho bạn hàng để có được kênh phân phối với một thị phần nhất định tại trung Quốc.
Thứ tư, đăng ký và bảo hộ thương hiệu kịp thời. Vì việc đối phó với vấn đề hàng giả tại thị trường này rất khó khăn. Hàng giả không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp đến niềm tin của người tiêu dùng. Có lẽ các doanh nghiệp nếu
30
có ý định phát triển thị trường mình ra nước ngoài thì phải nhanh tay thực hiện ngay việc đăng ký bảo hộ thương hiệu để có thể bảo đảm thuận lợi cũng như tăng cường hiệu quả đầu tư kinh doanh tại Trung Quốc nói riêng và các thị khác nói chung.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần chủ động đổi mới hoạt động kinh doanh từ khâu sản xuất theo định hướng thị trường, nâng cấp hệ thống bảo quản, tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó doanh nghiệp trong nước cần tăng cường hơn nữa việc tìm hiểu thị trường, thiết lập các đại lý, văn phòng đại diện để nắm thông tin và mở rộng đối tác, tìm hiểu và đáp ứng những quy định của Trung Quốc về kiểm dịch, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, áp dụng thủ tục thanh toán, bảo hiểm hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc thay đổi phương thức giao dịch sẽ tạo cơ hội thâm nhập một cách bài bản, dài hạn vào thị trường Trung Quốc. Đặc biệt với mặt hàng thủy hải sản, rau quả nhiệt đới khi vào thị trường này cần có sự điều phối của các hiệp hội, tổng công ty để hợp tác giữa các doanh nghiệp. Cần tránh tình trạng làm ăn tự p hát, tự loại trừ nhau qua cạnh tranh xuất khẩu.
Về phía cơ quan hoạch định chính sách
Thứ nhất, ACFTA là cơ hôi để góp phần đưa các hoạt động giao dịch, thương mại của doanh nghiệp hai nước vào kenh chính ngạch, phù hợp với thông lệ, giảm thiểu hàng lậu, hàng phi pháp tràn lan trên các tỉnh biên giới. Chính sách của Nhà nước phải tao động lực để khuyến khích hoạt động thươn g mại biên mậu có tính chuyên nghiệp, chính tắc và hạn chế tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị Trung quốc chèn ép. Vấn đề này có thể giải quyết thông qua cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất nhập khẩu như: thanh toán linh hoạt, thủ tục thông quan nhanh chóng, thuận tiện.
Thứ hai, cơ quan chức n ăng của hai nước cần có sự tiếp xúc thường xuyên, đánh giá nhữn g trở ngại trong thông quan, tạo thủ tục đơn giản hóa, minh bạch hóa các thủ tục thông quan tại các cửa khẩu biên giới như thủ tục về kiểm dịch, vệ sinh, an toàn, hải quan hai bên cũng tạo điều kiện thuận lợi trong các thủ tục, chuẩn mực trong giao thông đường bộ, đường sắt, tạo điều kiện cho các phương tiện di chuyển thuận lợi. Nên miễn giảm thu phí hành chính, kiểm tra một cách hiệu quả việc thu p hí biên mậu, cố gắng hạ giá thành biên mậu đến mức thấp nhất. Chính quyền địa phương cũng nên liên hệ và hợp tác với cơ quan quản lý và các ngành hữu quan, hỗ trợ lẫn nhau.
31
Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Hiện nay, phần lớn hàng hóa xuất khẩu của chúng ta được vận chuyển bằng đường bộ và đường biển. Với đà phát triển kinh tế như hiện nay, hệ thống giao thông hiện khó có thể đáp ứng được nhu cầu hợp tác kinh tế , kỹ thuật giữa hai nước. Tăng nhanh nhịp xây dựng hệ thống giao thông quy mô lớn sẽ tạo điều kiện cải thiện môi trường, hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa hai nước.
Thứ tư, tăng cường hơn nữa cơ chế thươn g mại tại cửa khẩu, đưa ra những chính sách ưu đãi, kêu gọi doanh nghiệp góp vốn đầu tư, huy động tiềm năng to lớn của các lực lượng xã hội tham gia xây dựng cửa khẩu. Nhà nước cần quy hoạch tốt để phát huy những cơ sở hạ tầng và tài sản vốn có, đẩy mạnh phát triển giao thông, thông tin, kho hàng, bến bãi, nhà hàng, khách sạn làm cho nguồn hàng hóa đến nhiều, bảo quản tốt, tỏa đi thuận lợi, thực sự đạt mục tiêu hàng hóa lưu thông dễ dàng. Các cửa kh ẩu cần được xây dựng chặt chẽ với việc phát triển hệ thốn g thị trường chuyên ngành, thị trường bán buôn, vừa phát triển thị trường hàng hóa, vừa phải xây dựng thị trường tiền tệ, thị trường thông tin…làm cho cửa khẩu trở thành nơi tập kết và phân phối hàng hóa, là trung tâm thương mại, tiền tệ, thông tin. Chính phủ hai nước cần hợp tác để tạo các khu công nghiệp gia công , xuất nhập khẩu, thu hút vốn và kỹ thuật trong và ngoài nước, lợi dụng hai nguồn tài nguyên, khai thác cả hai thị trường Việt Nam, Trung quốc và phục vụ xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải có sự tiếp cận thương mại một cách bài bản, phù hợp với thông lệ. Đây chính là lúc doanh nghệp nước ta cần thoát khỏi lối tư duy cũ, xây dựng một phong cách kinh doanh mới. Trong quá trình đó, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan hoạch định chính sách.
32
KẾT LUẬN
Rủi ro quốc gia là một vấn đề vô cùng quan trọng mà bất cứ một quốc gia nào cũng cần phải quan tâm, đặc biệt là trong môi trường kinh tế toàn cầu hóa hiện nay. Rủi ro quốc gia nếu nghiêm trọng không chỉ là rào cản ngăn chặn sự phát triển kinh tế của bản thân quốc gia đó mà còn là bức tường cản trở luồng vốn đầu tư trên thế giới vào trong nước. Những động thái về chính trị, pháp luật.. có thể gây tổn hại không nhỏ đến lợi nhuận trong kinh doanh, làm giảm đi mong muốn đầu tư vào các quốc gia có mức độ rủi ro cao. Chính vì thế, không chỉ riêng Trung Quốc mà bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng không thể bỏ qua vấn đề này. M ột quốc gia như T rung Quốc có tốc độ phát triển cao nhưng môi trường kinh doanh chưa thật sự minh bạch, ẩn chứa nh iều rủi ro về chính trị, xã hôi cũng khiến các nhà đầu tư lo n gại khi đầu tư vào Trung Quốc. Trong tương lai, việc có trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đánh giá rủi ro quốc gia Trung Quốc, khi nhà đầu tư yên tâm hơn, chắc chắn Trung Quốc sẽ còn tiến xa trong công cuộc xây dựng kinh tế nước nhà.