0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Xếp hạng Trung Quốc của các tổ chức xếp hạng quốc tế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC (Trang 29 -30 )

Standard & Poor's năm 2013 xếp hạng tín nhiệm Trung Quốc ở mức AA- , sự xếp hạng trên dựa trên tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ và nền tài chính tương đối lành mạnh của Chính phủ, đồng thời có cân nhắc đến thu nhập đầu người thấp, sự hạn chế thông tin và tính minh bạch còn thấp của nước này. Standard & Poor's cũng dự đoán tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2013-2016 của Trung Quốc là 6,7% thấp hơn mức 8,6% trung bình 5 năm trước, tuy nhiên vẫn hy vọng Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh và thể hiện vai trò chủ nợ lớn.

Moody’s năm 2013 giữ nguyên xếp hạng Trung Quốc ở mức Aa3, dựa trên mức độ phục hồi kinh tế nhanh và nền tài chính khá vững mạnh. Biểu hiện của Trung Quốc mạnh hơn nhiều so với các nước khác cùng được đánh giá. M oody’s đánh giá triển vọng của nợ công Trung Quốc là ổn định, dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2014 sẽ duy trì mức tăng 7-8%; ngoài ra, đánh giá triển vọng của cơ quan này đối với hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp phi tài chính Trung Quốc đều là ổn định. Tuy nhiên, so với năm 2012 M oody's đã hạ mức đánh giá triển vọng tín nhiệm của Trung Quốc từ tích cực xuống ổn định, đồng nghĩa với việc hãng sẽ không nâng mức đánh giá về mặt này đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong 12-18 tháng tiếp theo. Trong một tuyên bố, M oody's nhấn mạnh Trung Quốc đạt được ít tiến bộ hơn dự kiến trong việc tạo sự minh bạch về nợ nần của các chính quyền địa phương và kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng nhanh hiện nay, trong khi quy mô và tiến độ cải cách cơ cấu có thể chưa đủ trong vòng 12-18 tháng tới để M oody’s có thể dựa vào đó để nâng mức đánh giá triển vọng tín nhiệm đối với Trung Quốc.

Fitch trong năm 2013 đã hạ mức đánh giá dài hạn đồng nội tệ của Trung Quốc từ hạng AA- xuống A+, phù hợp với xếp hạng nợ nước ngoài của nước này. Việc hạ bậc xếp hạng tín dụng chỉ áp dụng với các khoản nợ bằng đồng nhân dân tệ. Fitch cho biết, xếp hạng của Trung Quốc bị hạ vì 3 yếu tố: sự yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc, việc mở rộng cho vay dễ dàng và sự nổi lên của một hệ thống ngân hàng không minh bạch. Fitch cũng ước tính, quy mô của khu vực ngân hàng ngầm hiện đã đạt 60% GDP.

Fitch Ratings cho rằng sự tái cân bằng kinh tế Trung Quốc và tình hình thắt chặt tiền tệ toàn cầu làm trầm trọng thêm các khiếm khuyết cơ cấu nội địa của Trung Quốc và gia tăng sự khó khăn

27

trong việc tìm kiếm các hợp đồng thương mại của nước này. Fitch dự báo tăng trưởng GDP năm 2014 của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 7%, thấp hơn so với dự báo trước đó là 7,5% .

Ngoài ra còn một số xếp hạng liên quan đến ngành ngân hàng của Trung Quốc, như :

Global Finance công bố bảng xếp hạng top 50 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tại các thị trường mới nổi, có 19 ngân hàng Trung Quốc trong top 50 và 11/10 vị trí đầu bảng cũng thuộc về họ. 19 ngân hàng trên có tổng giá trị tài sản 15,7 tỉ USD, chiếm đến 70% tổng tài sản các ngân hàng trong bảng xếp hạng. Tổng tài sản của các ngân hàng trong bảng xếp hạng này xấp xỉ 22,3 tỉ USD.

Brand Finance công bố 10 thương hiệu ngân hàng đắt nhất thế giới, Trung Quốc có 3 gươn g mặt cùng được xếp hạng AA+ là Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) với giá trị thương hiệu năm 2014 là 22,803 tỷ USD, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc với giá trị thương hiệu năm 2014 là 18,954 tỷ USD và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc với giá trị thương hiệu năm 2014 là 17,783 tỷ USD.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC (Trang 29 -30 )

×