LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHỚ VÀ HIỂU BÀI HƠN?

Một phần của tài liệu Cẩm nang kỹ năng học tập dành cho sinh viên y khoa, sưu tầm (Trang 34 - 38)

“nhớ” bài. Thực chất, trí nhớ là một quá trình lặp đi lặp lại. Trí nhớ có thể rèn luyện được. Một vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn nhớ bài nhanh và lâu hơn.

1. Chọn thời gian học tập phù hợp:

 Viết những việc cần làm vào thời gian biểu hàng ngày.

 Hãy bắt đầu học khi bạn cảm thấy sẵn sàng nhất: học sau khi đã ngủ đủ giấc hoặc học vào sáng sớm hay buổi tối.

2. Hiểu rõ nội dung bài học:

 Cần tập trung học và hỏi để nắm được các nội dung chính ngay trong và sau buổi học.

 Nếu có nội dung nào chưa hiểu thì bạn nên nhờ thầy cô giải thích lại.

 Khi đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim, một đoạn clip mà thầy cô trình chiếu thì bạn hãy cố thử tìm xem nội dung chính của câu chuyện này là gì.

 Trên thực tế, nhiều bạn thường cố gắng “học nhồi” thật nhiều trong một thời gian ngắn, tuy nhiên cách học này chỉ là để đối phó với thi

35

cử, sau đó bạn sẽ quên ngay. Và như vậy thì việc học sẽ không giúp ích nhiều cho công việc của bạn sau này.

3. Ghi nhớ qua sự hình dung và liên tưởng:

Sự hình dung:

 Trí nhớ của chúng ta có khuynh hướng nhớ hình ảnh hơn nhớ từ. Hình ảnh trong tâm trí ta càng rõ ràng, sống động bao nhiêu thì chúng ta càng nhớ về hình ảnh đó bấy nhiêu.

 Trong quá trình học, bạn nên tìm cách chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào não bộ một cách dễ dàng. Khi thi, bạn sẽ nhớ lại những hình ảnh đó và chuyển chúng thành các câu trả lời hợp lý.

Sự liên tưởng:

 Tạo ra mối liên kết giữa những việc chúng ta cần nhớ và sắp xếp theo thứ tự logic để giúp cho việc ghi nhớ dễ dàng hơn.

Nội dung cần ghi nhớ Cách ghi nhớ hiệu quả:

6-3-2-1

Tại sao thanh thiếu niên không dùng biện pháp tránh thai?

Do không chủ định có quan hệ tình dục

Do nghĩ rằng mình không thể dễ có thai như thế – “điều đó không thể xảy ra với tôi.”

Sợ rằng bạn tình sẽ từ chối Mẫu thuẫn về việc có thai

Thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai

Tại sao thanh thiếu niên không dùng biện pháp tránh thai? 6 Nỗi sợ hãi • Bạn tình • Bố mẹ • Người bán hàng • Đồng nghiệp, bạn bè • Bác sĩ • Vì biện pháp tránh thai

36 Không biết nơi nào đáng tin cậy để xin tư vấn áp dụng biện pháp tránh thai

Muốn giấu bố mẹ về việc mình có quan hệ tình dục

Các bạn nữ trẻ không muốn cho bạn bè biết về họ có quan hệ tình dục

Bao cao su thì đắt

Ngại ngùng khi phải mua bao cao su Nam giới cho rằng dùng bao cao su sẽ làm giảm cảm giác vui sướng.

Thiếu kĩ năng và kinh nghiệm trong vận động bạn tình sử dụng bao cao su (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngại ngùng khi sử dụng biện pháp tránh thai trong lúc quan hệ

Sợ có tác dụng phụ

Ngại khám sức khỏe, đặc biệt là khám khung chậu

3 Thiếu kiến thức

• Khả năng có thai khi quan hệ tình dục • Do không chủ định có quan hệ tình dục • Về sử dụng biện pháp tránh thai 2 kĩ năng còn thiếu • Vận động bạn tình sử dụng bao cao su • Sử dụng biện pháp tránh thai 1 thiếu tiền

4. Ghi nhớ bằng cách lập Sơ đồ tư duy:  Sơ đồ tư duy là hình thức ghi

chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tóm tắt, mở rộng những ý chính của một nội dung.

 Sơ đồ tư duy giúp bạn có thể lập dàn ý toàn bộ cốt lõi bài học mà không sa vào chi tiết, học vẹt.

37

Làm sao để lập được một Sơ đồ tư duy?

 Chuẩn bị: một tờ giấy trắng và mấy cây bút màu.

 Vẽ chủ đề chính ở trung tâm tờ giấy với hình ảnh và màu sắc nổi bật.

 Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh, mỗi nhánh biểu thị cho một nội dung.

 Vẽ thêm các nhánh nhỏ tương đương với từng ý và chi tiết hỗ trợ trong tiêu đề phụ.

Lưu ý: Chọn các kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh hay nét vẽ đậm - nhạt

khác nhau để thể hiện các ý tưởng hay chủ đề khác nhau. 5. Ghi nhớ bằng cách học theo nhóm:

 Tích cực tham gia học theo nhóm, kể cả học lý thuyết và trong khi thực hành.

 Khi tham gia các hoạt động thực tế, trước hết bạn nên tập trung quan sát để nắm bắt thông tin, sau đó tự mình tái hiện lại kiến thức và diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình cho bạn bè nghe. Khi diễn đạt được như vậy, bạn sẽ nhớ rất lâu.

6. Thường xuyên rèn luyện:

 Sau buổi học, hãy ôn tập lặp đi lặp lại nhiều lần, việc luyện tập này sẽ giúp tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí nhớ.

 Không nên để dồn một lượng kiến thức lớn đến cuối kỳ ôn thi mới học lại từ đầu.

Cần nhắc lại là bạn phải tự giác học và học vào thời gian tỉnh táo nhất. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp này mà tùy khả năng vận dụng và tùy từng môn học cụ thể để vận dụng phương pháp ghi nhớ phù hợp.

38

 TÌM KIẾM VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Cẩm nang kỹ năng học tập dành cho sinh viên y khoa, sưu tầm (Trang 34 - 38)