Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-BIDV.doc (Trang 43 - 51)

2

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại công ty

cho thuê tài chính BIDV

2.2.1.Thực trạng về hoạt động cho thuê tài chính

Tiếp theo năm 2005, năm 2006 là năm rất khó khăn của Công ty sau 8

năm hoạt động, các khoản nợ xấu đã bùng phát, việc quản lý, quản trị điều hành đã bộc lộ nhiều sai sót, kết quả kinh doanh của Công ty sa sút, lợi nhuận thấp nhất sau 8 năm hoạt động, tỷ lệ Nợ xấu/Dư nợ ngoại ngành gần 16%. Các cuộc thanh kiểm tra kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý cán bộ.

Cuối năm 2006, Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam quyết tâm khôi phục lại Công ty bằng việc kiện toàn nhân sự lãnh đạo chủ chốt, kiện toàn mô hình tổ chức Công ty theo Thông tư 06/2006/TT-NHNH, cấp bổ sung vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng, cho phép Công ty hưởng lãi suất vay ưu đãi,...

Với sự hỗ trợ về nhiều mặt và chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, năm 2007 Công ty đã có sự tăng trưởng mạnh thoát khỏi ra sự khủng hoảng và trích lập đủ Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, lợi nhuận trước thuế đạt 21,3 tỷ đồng gấp 23 lần so với năm 2006, thu nhập của cán bộ Công ty đã được cải thiện với thu nhập sau thuế bình quân đầu người đạt 213 triệu đồng/người, hoàn thành các kế hoạch kinh doanh đề ra.

Sang năm 2008 Công ty đã thực sự khôi phục và hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao với hầu hết các chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Quy mô tổng tài sản là

1.705 tỷ đồng tăng 43% so với đầu năm, dư nợ tín dụng (ngoại ngành) đạt 1352 tỷ đồng, tăng trưởng 65% so với năm 2007, lợi nhuận trước thuế sau trích Dự phòng rủi ro là 54,16 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với năm trước và tỷ lệ nợ xấu nội bảng/dư nợ ngoại ngành khống chế ở mức 2,79%. Tháng 11/2008 Công ty đã triển khai mô hình TA2 tách bạch giữa 3 chức năng khởi tạo, quản lý rủi ro và tác nghiệp nhằm quản lý khoản thuê tốt hơn, bên cạnh đó Công ty cũng đã triền khai thực hiện dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin Công ty.

Để có thể hiểu rõ hơn về thực trạng cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính-BIDV, có thể xem xét các chỉ tiêu sau:

a, Cơ cấu dư nợ theo đối tượng cho thuê

Bảng 2.1: Dư nợ cho thuê 2006-2008

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ ngoại ngành 548 58,5% 821 68,7% 1352 78% Dư nợ nội ngành 388 41,5% 377 31,3% 381 22% Tổng dư nợ 936 100% 1195 100% 1733 100%

Tăng trưởng tổng dư nợ

qua các năm (%) 27,7% 45%

Biểu đồ 2.1: Cho thuê tài chính nội ngành và ngoại ngành 2006-2008 388 548 377 821 381 1352 0 500 1000 1500 2000 Dư nợ (tỷ đồng) 2006 2007 2008 Năm

Cho thuê nội ngành Cho thuê ngoại ngành

Cho đến nay, Công ty vẫn chưa được phép thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tài chính và chưa đủ điều kiện để cho thuê vận hành nên hoạt động vẫn dựa vào một sản phẩm duy nhất là cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính là hoạt động chủ đạo của công ty, đưa lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho công ty, là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty.

Theo tiêu chí đối tượng cho thuê cũng như lãi suất cho thuê và mức độ rủi ro, cho thuê tài chính của công ty được phân thành hai khu vực là cho thuê nội ngành và cho thuê ngoại ngành.

- Cho thuê nội ngành:

Đối tượng thuê của cho thuê nội ngành là các tài sản mua bán từ các chi nhánh BIDV hoặc các tài sản mua bán tập trung toàn ngành. Tài sản thuê thường là xe ô tô, hệ thống máy văn phòng, hệ thống điều hòa, từ năm 2002

có cả máy rút tiền tự động và trở thành tài sản có tỷ trọng dư nợ cho thuê lớn nhất. Tháng 11/2008 phòng cho thuê nội ngành cũng đã được thành lập để thực hiện một cách tôt nhất khu vực cho thuê này.

Tính đến ngày 31/12/2008, dư nợ cho thuê tài chính nội ngành là 381 tỷ đồng (gồm 0,2 tỷ đồng đầu tư), tăng không nhiều so với năm 2007 (377 tỷ đồng), và giảm so với năm 2006 (388 tỷ đồng). Trong khi đó Tổng dư Nợ lại tăng lên nhiều, điều đó cho thấy, Công ty đang mở rộng hoạt động sang khu vực cho thuê ngoại ngành-khu vực đem lại nhiều lợi nhuận hơn.

- Cho thuê tài chính ngoại ngành

Đây là khu vực cho thuê chiếm tỷ trọng lớn hơn trên tất cả các mặt dư nợ, giá trị tài sản...Tài sản cho thuê đa dạng, gồm các dây chuyền sản xuất, các sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng, thực phẩm, máy mọc đơn lẻ; phương tiện thi công cầu, đường, xây dựng; phương tải vận chuyển hàng hóa, hành khách…Khách hàng của hoạt động cho thuê tài chính ngoài hệ thống ngân hàng ĐT&PTVN bao gồm các pháp nhân như công ty TNHH, công ty CP, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã…

Năm 2007, số lượng dự án đã ký kết là 174 dự án, tổng giá trị cho thuê lên đến 1056 tỷ đồng, dư nợ cho thuê ngoại ngành cuối kỳ là 821 tỷ đồng, tăng 49,8% so với năm 2006. Dư nợ cho thuê đến 31/12/2008 của cho thuê ngoại ngành là 1.352 tỷ đồng, tăng trưởng 65% so với cuối năm 2007( dư nợ 821 tỷ đồng ), đạt 102,4% kế hoạch được giao.

b, Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp cho thuê

Trong thời gian qua Công ty tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo hướng tăng tỷ lệ cho thuê đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án khả thi và giảm cho thuê bên các doanh nghiệp quốc doanh thông qua việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án, đồng thời thúc đẩy mạnh việc đôn

đốc thu hồi nợ. Kết quả cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho thuê với các doanh nghiệp quốc doanh giảm đáng kể, từ 57,3% năm 2006 xuống còn 5,5% năm 2008, ngược lại trong thời gian đó tỷ trọng dư nợ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian đó tăng mạnh, từ 42,7% lên đến 94,5%.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho thuê theo loại hình doanh nghiệp và loại hình tài sản 2006-2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng I- THEO HÌNH THỨC SỞ HƯŨ 1-Doanh nghiệp quốc doanh 536,2 57,3% 314,4 26,3% 95,6 5,5% 2-Doanh nghiêp

ngoài quốc doanh 399,8 42,7% 881,0 73,7% 1637,7 94,5%

II- THEO LOẠI TÀI SẢN 1-Phương tiện vận chuyển 254,59 27,2% 437,52 36,6% 825,1 47,6% 2-Máy móc thiết bị 107,52 11,5% 236,69 19,8% 382,7 22,1% 3-Tài sản khác 573,89 61,3% 521,19 43,6% 525,5 30,3% Tổng 936,0 100% 1195,4 100% 1733,3 100%

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 2006-2008

c, Cơ cấu dư nợ theo nhóm tài sản cho thuê

Hiện nay tài sản cho thuê của công ty cho thuê tài chính-BIDV khá đa dạng, bao gồm dây chuyền sản xuất, chế biến; máy móc thiết bị sản xuất, khai thác, xây dựng và văn phòng...; phương tiện vận tải và các động sản phục vụ sản xuất kinh doanh. Để có thể dễ so sánh, có thể cơ cấu dư nợ theo các nhóm tài sản lớn gồm phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị và tài sản khác như ở bảng 2.2. Trong giai đoạn 2006-2008, dư nợ cho thuê theo nhóm tài sản phương tiện vận chuyển và nhóm máy móc thiết bị đều tăng, còn các tài sản

0 400 800 1200 1600 2000 2006 2007 2008 Năm D ư n (t đ ồn g)

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp quốc doanh

khác giảm dần từ 573,89 tỷ đồng năm 2006 xuống 521,19 tỷ đồng năm 2007 và năm 2008 là 525,5 tỷ đồng. Việc tập trung cho thuê vào một loại tài sản có thể dẫn tới rủi ro cao, đặc biệt nhóm tài sản máy móc thiết bị thường hao mòn nhanh chóng, nhất là hao mòn vô hình do phát triển của khoa học kỹ thuật. Vì vậy Công ty cần có những định hướng cụ thể trong việc đầu tư vào nhóm tài sản nào trong giai đoạn nào.

d, Thị phần hoạt động so với các công ty cho thuê tài chính khác

Để thấy được vị trí của Công ty cho thuê tài chính –BIDV trên thị trường cho thuê tài chính nước ta hiện nay, có thể so sánh thị phần của các công ty cho thuê tài chính trong Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam theo bảng và biểu đồ dưới đây.

Bảng 2.3: Thị phần của các Công ty cho thuê tài chính hội viên Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam năm 2008

Đơn vị: tỷ đồng

STT Tên công ty Dư nợ cho thuê Thị phần(%)

1 Cty CTTC II NHNN & PTNT VN 6206.27 44.43

2 Cty CTTC I NHNN & PTNT VN 2146.48 15.36

3 Cty CTTC I NH Đầu tư & PTVN 1733.34 12.41

4 Cty CTTC II NH Đầu tư & PTVN 1309.45 9.37

5 Cty CTTC NH Ngoại thương VN 1084.16 7.76

6 Cty CTTC NH Công thương VN 985.06 7.05

7 Cty CTTC NH Sài Gòn thương

tín 331.77 2.37

8 Cty CTTC NH Á Châu 106.14 0.76

9 Cty CTTC Công nghiệp tàu thủy 67.27 0.48

Tổng cộng 13969.94 100.00

Biểu đồ 2.3 : Thị phần của các công ty cho thuê tài chính năm 2008 15.36% 44.43% 12.41% 9.37% 7.05% 2.37% 0.76% 0.48% 7.76%

Cty CTTC I NHNN & PTNT VN Cty CTTC II NHNN & PTNT VN Cty CTTC I NH Đầu tư & PTVN Cty CTTC I NH Đầu tư & PTVN Cty CTTC NH Công thương VN Cty CTTC NH Ngoại thương VN Cty CTTC NH Sài Gòn thương tín Cty CTTC NH Á Châu

Cty CTTC Công nghiệp tàu thủy

Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam là một tổ chức được thành lập nhằm mở rộng và phát triển kênh huy động vốn còn mới mẻ này ở nước ta, đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động của các Công ty cho thuê tài chính. Hiện nay có 9 công ty là thành viên của Hiệp hội, trong đó 2 Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất (lần lượt là 44.43% và 15.36%) dư nợ của hai công ty này chiếm hơn một nửa tổng dư nợ của cả 9 công ty. Công ty cho thuê tài chính I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đứng thứ 3 với thị phần 12.41%. Điều này có phần dễ hiểu vì 2 công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam ra đời trước và có vốn điều lệ lớn hơn (200.000 triệu đồng và 350.000 triệu đồng), trong khi vốn điều lệ của Công ty cho thuê tài chính I- BIDV là 200.000 triệu. Sản phẩm cho thuê của Công ty cho thuê tài

chính-BIDV cũng không phong phú như Công ty cho thuê tài chính II- NHNN&PTNT, đặc biệt là về tàu thuyền các loại. Trong năm 2008, Dư nợ cho thuê tàu thuyền của Công ty cho thuê tài chính I-BIDV là 595,826 tỷ đồng, công ty CTTC II-NHNN&PTNT là 3088,663 tỷ đồng, công ty CTTC I- NHNN&PTNT là 1433,659 tỷ đồng)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-BIDV.doc (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w