Nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-BIDV.doc (Trang 35)

2

1.3.2. Nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính

Theo như định nghĩa, việc quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính diến ra trong suốt quá trình cho thuê. Vì vậy nội dung của hoạt động quản lý cũng bao gồm tất cả các khâu, cụ thể như sau:

Xây dựng chính sách cho thuê phù hợp

Một chính sách cho thuê tài chính phù hợp sẽ đảm bảo đưa hoạt động cho thuê tài chính phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn- hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế. Để đạt được như vậy, chính sách cho thuê tài chính phải được xây dựng và thực thi trên những nội dung cơ bản sau:

- Xác định quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tham gia quá trình cho thuê, cơ chế phân cấp, ủy quyền trong phê duyệt cho thuê tài chính.

- Xác định thị trường và các lĩnh vực cho thuê, xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động cho thuê.

-Xây dựng chính sách khách hàng trong hoạt động cho thuê tài chính. ∗ Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định hạng rủi ro cho thuê tài chính

- Chấm điểm khách hàng

Công ty cho thuê tài chính chấm điểm khách hàng để phân loại khách hàng. Việc chấm điểm bảo gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng, và từ đó có những chính sách tín dụng với tứng khách hàng và nhóm khách hàng. Việc chấm điểm được xây dựng theo một mô hình khoa học, với các chỉ tiêu-hệ số cụ thể sao cho có kết quả đầy đủ và chính xác nhất

về khách hàng. Hiện nay hầu hết các công ty cho thuê tài chính đều có phần mềm chấm điểm khách hàng.

- Phân loại khoản cho thuê:

Khoản cho thuê được thực hiện phân loại theo chất lượng và mức độ rủi ro. Khoản cho thuê có chất lượng cao thì có tỷ lệ rủi ro thấp và ngược lại. Việc phân loại khoản cho thuê cần được các công ty cho thuê tài chính thực hiện thường xuyên để theo dõi, phân tích và có phương án xử lý kịp thời đối với rủi ro phát sinh trong từng khoản cho thuê để giúp bảo toàn vốn và thu được lợi nhuận.

- Định hạng rủi ro công ty:

Bên cạnh việc phân loại các khoản cho thuê như đã nói ở trên, các công ty cho thuê tài chính phải thực hiện phân loại về mức độ rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính để giúp cho các cấp điều hành chỉ đạo, khắc phục kịp thời các tồn tài, đối phó với các rủi ro tiềm ẩn, từ đó giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động cho thuê tài chính.

- Đánh giá nhà cung cấp, đánh giá tính hợp lý của tài sản cho thuê

Rủi ro có thể xảy ra ở mọi góc cạnh, vì vậy cần đánh giá một cách toàn diện. Các công ty cho thuê tài chính không chỉ đánh giá khách hàng, đánh giá chung về khoản thuê mà còn phải đánh giá cả bên cung cấp tài sản cũng như tính hợp lý của tài sản thuê, để tránh những rủi ro về ngay từ khi bắt đầu kí hợp đồng.

Quản lý, giám sát danh mục cho thuê:

- Xây dựng danh mục: mục tiêu của công ty cho thuê tài chính là xây dựng được một danh mục cho thuê tài chính an toàn hiệu quả. Tài sản cho thuê phải được phân bổ một cách hợp lý vào các lĩnh vực ngành nghề theo các giới hạn quy định, tránh tập trung cho thuê quá mức, thực hiện phân tán rủi ro, tránh “bỏ nhiều trứng vào một giỏ”

- Rà soát, phân tích rủi ro : Danh mục cho thuê phải được rà soát và có các báo cáo định kỳ về xu hướng rủi ro, các nguy cơ rủi ro chính, các lĩnh vực rủi ro cao của danh mục và có các biện pháp áp dụng, giảm thiểu rủi ro.

- Điều chỉnh danh mục: Trên cơ sở rà soát, phân tích rủi ro ảnh hưởng đến khả năng giảm sút thu nhập và mất vốn của danh mục cho thuê hiện tại, thực hiện việc điểu chỉnh danh mục cho thuê tài chính một cách kịp thời, hợp lý nhằm tạo sự cân đối của danh mục giữa các tài sản có độ rủi ro cao và các tài sản có độ rủi ro thấp, từ đó tạo ra thu nhập và điều tiết rủi ro.

Trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro:

Việc trích lập dự phòng rủi ro là việc mà bất kỳ tổ chức tín dụng nào cũng phải làm. Vì vậy công ty cho thuê tài chính phải thường xuyên thực hiện việc phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để chủ động xử lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính.

Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro hoạt động cho thuê tài chính:

Hệ thống thông tin rủi ro hoạt động cho thuê tài chính phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động cho thuê tài chính một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo quản trị hoạt động cho thuê tài chính có hiệu quả, hạn chế thiệt hại do thiếu thông tin.

Hệ thống thông tin rủi ro hoạt động cho thuê tài chính được chia làm hai lĩnh vực

- Các thông tin có tính vĩ mô, định hướng: Bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, các định hướng, chính sách kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động cho thuê tài chính, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính.

- Các thông tin phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính: gồm các thông tin từ khách hàng thuê tài chính; hệ thống thông tin phục vụ cho quản trị điều hành hoạt động cho thuê tài chính như báo cáo thực trạng hoạt động cho thuê tài chính, dự báo xu hướng phát triển, báo cáo xu hướng rủi ro hoạt động cho thuê tài chính, báo cáo tổng kết ...

Các báo cáo bao gồm:

+Báo cáo về tính hình tập trung cho thuê tài chính.

+Những vấn đề trong danh mục cho thuê tài chính theo đó chỉ ra những khoản cho thuê có vấn đề, khoản cho thuê cần chú ý và những khoản thuê có thể bị mất.

+Tình trạng các khoản cho thuê đã được cơ cấu lại.

+Những khu vực cho thuê tài chính tăng trưởng nhanh.

+Hàng năm hoặc hàng quý, hội đồng quản trị phải nhận được báo cáo về những khoản có khả năng mất vốn trong tình huống thay đổi bát lợi của nền kinh tế hoặc khủng hoảng.

+Các báo cáo lên ban điều hành: Báo cáo định kỳ về xu hướng rủi ro trong lĩnh vực cho thuê tài chính; Báo cáo về danh mục cho thuê và các rủi ro chính; Báo cáo định kỳ về mức độ tập trung của danh mục cho thuê và việc duy chuyển các khoản thuê; Báo cáo đột xuất theo yêu cầu khi phát sinh các vấn đề về cơ chế chính sách.

Chương II

Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng

Đầu tư và phát triển Việt Nam. 2.1. Tổng quan về công ty cho thuê tài chính – BIDV. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Ngày 27/5/1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Quyết định số 149/QĐ-NH5 về việc ban hành thể lệ Tín dụng thuê mua. Theo đó, Công ty Tín dụng thuê mua trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chính thức được thành lập theo Quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 128/ QĐ-NH5 ngày 26/4/1995.

Để tạo một hành lang thông thoáng hơn cho hoạt động cho thuê, tháng 10/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/NĐ-CP quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam. Sau 3 năm hoạt động cho thuê một cách dè dặt như một chi nhánh trực thuộc của ngân hàng, tháng 9/1998 Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Công ty tín dụng thuê mua, đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 305/1998/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Công ty Cho thuê tài chính BIDV là một doanh nghiệp nhà nước và là một trong những Công ty cho thuê tài chính được thành lập rất sớm, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều 2 của Quyết định số 305 này quy định: “Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là

một pháp nhân; là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam cấp vốn điều lệ; có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quy định tại Điều lệ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.”

Một số nét về công ty như sau:

• Tên gọi đầy đủ của công ty bằng tiếng Việt: Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

• Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Anh: Financial Leasing Company of Bank

for Investment and Development of Viet Nam.

• Tên viết tắt bằng tiếng Anh: BIDV Leasing Co. (BLC)

• Vốn điều lệ được cấp ban đầu : 55 tỷ đồng. Năm 2001 vốn điều lệ tăng lên là 102 tỷ đồng Việt Nam. Cuối năm 2006 vốn điều lệ tăng lên 200 tỷ đồng.

2.1.2. Hoạt động và cơ cấu tổ chức của công ty

a, Hoạt động của công ty

Hiện nay, Công ty cho thuê tài chính BIDV cung cấp các dịch vụ:

•Cho thuê tài chính: là một hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn trong đó Công ty cho thuê tài chính BIDV sẽ đứng ra mua các máy móc, thiết bị và động sản theo yêu cầu của doanh nghiệp và cho doanh nghiệp thuê trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận. Trong thời hạn thuê, tài sản thuê vẫn thuộc sở hữu của công ty; doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng tài sản thuê vào mục đích kinh doanh và có nghĩa vụ bảo dưỡng, mua bảo hiểm tài sản thuê và trả phí thuê. Hêt thời hạn thuê, tài sản thuộc sở hữu doanh nghiệp với giá chọn mua danh nghĩa.

•Cho thuê ủy thác: Công ty nhận vốn ủy thác của các tổ chức khác để thực hiện cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp do các tổ chức đó chỉ định.

•Mua và cho thuê lại: Công ty mua các tài sản trước đây thuộc sở hữu doanh nghiệp và cho doanh nghiệp thuê lại. Đây là một hình thức tháo gỡ khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp.

•Tư vấn về cho thuê tài chính: Công ty sẽ tư vẫn cho cac doanh nghiệp về các giải pháp đàu tư vốn và công nghệ có liên quan đến dịch vụ thuê tài chính.

•Nhập khẩu trực tiếp tài sản thuê: Công ty sẽ đứng ra nhập khẩu trực tiếp tài sản thuê mà doanh nghiệp yêu cầu. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhập khẩu ủy thác.

b, Cơ cấu tổ chức

• Nguyên tắc tổ chức và điều hành

- Công ty cho thuê tài chính BIDV chịu sự quản lý của của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về vốn, về kế hoạch phát triển kinh doanh, về tổ chức nhân sự và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ.

- Công ty thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về tài chính, tín dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình.

- Công ty chịu sự quản lý, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

• Mô hình tổ chức

Từ một mô hình tổ chức đơn giản năm 1998 với 01 Ban lãnh đạo, 03 phòng chức năng Kinh doanh, Tổng hợp, Kế toán, đến tháng 10 năm 2001 công ty Cho thuê tài chính BIDV thành lập Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11 năm 2008 mô hình tổ chức và hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính BIDV như sau:

+ Hội sở chính gồm có Ban Giám đốc, phòng Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ và 8 phòng chức năng là Phòng Quan hệ khách hàng I, phòng Quan hệ khách hàng II, phòng Quản lý rủi ro, phòng Quản trị tín dụng, phòng Cho thuê nội ngành, phòng Kế hoạch-Tổng hợp, phòng Tài chính-Kế toán, phòng Tổ chức-Hành chính,

+ Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh (được nâng cấp thành Công ty Cho thuê tài chính II Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam từ tháng 1 năm 2005)

Tuân thủ theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, được sự chấp thuận của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, công ty Cho thuê tài chính BIDV thực hiện mô hình tổ chức mới như sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của công ty cho thuê tài chính BIDV từ tháng 11/2008

Với mô hình như trên, chức năng nhiệm vụ các phòng ban được quy định cụ thể hơn, chuyên môn hóa cao hơn, tạo được sự phối hợp liên kết giữa các

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát HĐQT

BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức Hành chính Phòng Tài chính Kế toán Phòng Quản lý Rủi ro Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quan hệ khách hàng I Phòng Quan hệ khách hàng II Phòng Cho thuê nội ngành

bộ phận, phòng ban chức năng với nhau. Các quyết định, chính sách của Công ty đưa ra đều dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá và có sự tham gia của số đông mà không mang tính chất chủ quan của một người quyết định (giám đốc, phó giám đốc). Vì vậy, mô hình tổ chức mới mang tính ưu việt, chuyên môn và năng động hơn so với mô hình quản trị cũ.

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính BIDV cho thuê tài chính BIDV

2.2.1.Thực trạng về hoạt động cho thuê tài chính

Tiếp theo năm 2005, năm 2006 là năm rất khó khăn của Công ty sau 8

năm hoạt động, các khoản nợ xấu đã bùng phát, việc quản lý, quản trị điều hành đã bộc lộ nhiều sai sót, kết quả kinh doanh của Công ty sa sút, lợi nhuận thấp nhất sau 8 năm hoạt động, tỷ lệ Nợ xấu/Dư nợ ngoại ngành gần 16%. Các cuộc thanh kiểm tra kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý cán bộ.

Cuối năm 2006, Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam quyết tâm khôi phục lại Công ty bằng việc kiện toàn nhân sự lãnh đạo chủ chốt, kiện toàn mô hình tổ chức Công ty theo Thông tư 06/2006/TT-NHNH, cấp bổ sung vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng, cho phép Công ty hưởng lãi suất vay ưu đãi,...

Với sự hỗ trợ về nhiều mặt và chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, năm 2007 Công ty đã có sự tăng trưởng mạnh thoát khỏi ra sự khủng hoảng và trích lập đủ Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, lợi nhuận trước thuế đạt 21,3 tỷ đồng gấp 23 lần so với năm 2006, thu nhập của cán bộ Công ty đã được cải thiện với thu nhập sau thuế bình quân đầu người đạt 213 triệu đồng/người, hoàn thành các kế hoạch kinh doanh đề ra.

Sang năm 2008 Công ty đã thực sự khôi phục và hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao với hầu hết các chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Quy mô tổng tài sản là

1.705 tỷ đồng tăng 43% so với đầu năm, dư nợ tín dụng (ngoại ngành) đạt 1352 tỷ đồng, tăng trưởng 65% so với năm 2007, lợi nhuận trước thuế sau trích Dự phòng rủi ro là 54,16 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với năm trước và tỷ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-BIDV.doc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w