• Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các doanh nghiệp
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phần lớn vốn kinh doanh của doanh nghiệp là vốn vay từ ngân hàng nên nhà nước cần có những biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp thông qua điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều chỉnh giảm lãi suất vay xuống mức hợp lý, nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
• Đưa ra các chính sách kích cầu hợp lý
Chính phủ cần đưa ra các chính sách kích cầu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thoát khỏi suy thoái. Như ta đã biết, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua phần nhiều phụ thuộc vào các luồng chi tiêu kích cầu. Chủ yếu là qua ba nguồn chính là chi tiêu chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng tín dụng. Nếu tăng chi tiêu chính phủ và mở rộng tín dụng thì sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng trong ngắn hạn còn về lâu dài sẽ dẫn đến lạm phát và rủi do tài chính do thiếu hiệu quả kinh tế. Còn về đầu tư nước ngoài, nếu không sử dụng hiệu quả sẽ dẫn đến nợ công tăng mạnh. Vai trò của chính phủ là rất quan trọng, nó tác động lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vì vậy, chính phủ cần nhìn nhận đúng tình trạng kinh tế để đưa ra các gói kích cầu hiệu quả đưa nền kinh tế phát triển.
• Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan
Việc cải cách nhằm giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế cho các doanh nghiệp. Cụ thể là rút ngắn thời gian thông quan, tăng cường công tác khai thuế điện tử qua mạng, tiếp tục triển khai thuế điện tử qua mạng. Chính phủ nên tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, gia tăng thời hạn nộp thuế để doanh nghiệp tiết kiệm vốn để kinh doanh.
• Xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp
Tuyên truyền cho người dân khẩu hiệu người Việt Nam dùng hàng Việt Nam để tăng cầu hàng hóa trong nước.Tổ chức giới thiệu sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp thông qua triển lãm, hội chợ thương mại trong và ngoài nước, nhất là các thị trường tiềm ẩn, chưa có cơ hội làm ăn. Hỗ trợ và tư vấn thông tin về các thị trường nước ngoài khác cho các doanh nghiệp. Tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp với nhau trong việc tìm kiếm và tiếp cận các thị trường mới. Đào tạo bồi dưỡng kỹ năng hội nhập thị trường trong và ngoài nước để các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với điều kiện hội nhập.
Cung cấp các ấn phẩm cần thiết về thị trường và hội nhập cho lãnh đạo các doanh nghiệp. Nhà nước nên tạo nhiều cầu nối cho doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhau để giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường mới tiềm năng.
• Đổi mới quản lý nhà nước
Đổi mới quản lý nhà nước về tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doah nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp vốn nhà nước. Phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp phù hợp hơn nữa với thông lệ quốc tế. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng hơn.