Thiết kế lại hệ thống khuyến khích đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Cải cách cơ cấu vì mục tiêu tăng trưởng, công bằng và chủ quyền quốc gia (Trang 42 - 43)

Hiện nay, chính quyền trung ương và địa phương mỗi cấp chiếm 50% trong tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước. Chính vì thế, các chính quyền địa phương cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng kém hiệu quả của đầu tư công trong cuộc đua xây dựng sân bay, cảng nước sâu, khu kinh tế

duyên hải, khu công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác bất chấp sự kém hiệu quả của những dự án này.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này bắt nguồn từ cấu trúc khuyến khích tài chính công hiện tại. Đầu tiên là sự phụ thuộc quá mức vào tốc độ tăng trưởng GDP đểđo lường kết quả hoạt động kinh tế. Khi tốc độ (chứ không phải chất lượng) tăng trưởng GDP được sử dụng làm thước đo gần như duy nhất cho thành tích phát triển kinh tế, tất nhiên mỗi địa phương sẽ tìm mọi cách để

có tốc độ tăng GDP cao hơn. Đối với hơn 50 tỉnh không tự chủđược về ngân sách, cách đơn giản nhất để tạo ra tăng trưởng GDP là tìm cách tăng đầu tư từ nguồn xin được của trung ương. Hơn nữa, do không có cơ chếđiều phối hữu hiệu giữa các địa phương trong cùng một vùng nên các các tỉnh đều mạnh ai nấy xin trung ương, mạnh ai nấy đầu tư, cho dù có thể biết rằng làm như

vậy sẽ khiến hiệu quảđầu tư chung của cả vùng giảm sút. Bên cạnh đó, tư duy “nhiệm kỳ” khiến việc chạy đua GDP càng trở nên gấp gáp, và thường thì quyết định càng vội vã, xác suất phạm

sai lầm càng lớn, nhất là khi người ra quyết định nhiệm kỳ sau không còn ở đó để nhận lãnh trách nhiệm cho quyết định của mình. Như vậy, trong bối cảnh thể chế hiện nay, tầm nhìn của lãnh đạo địa phương bị giới hạn về cả không gian (địa giới hành chính) và thời gian (nhiệm kỳ 5 năm).

Thứ hai, tất cả các tỉnh đều phải chịu áp lực đạt được mục tiêu quốc gia về công nghiệp hóa. Lãnh đạo nhiều tỉnh, ngay cả trong hai vùng nông nghiệp lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, đều chạy theo mục tiêu “trở thành nền kinh tế công nghiệp hóa theo hướng hiện

đại vào năm 2020.” Hệ quả là, trên khắp đất nước đang diễn ra một quá trình chuyển đổi nhanh chóng đất nông nghiệp thành khu công nghiệp, thương mại và dân cư bất chấp những khác biệt về lợi thế so sánh giữa các tỉnh. Công thức công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong “cấu trúc kinh tế lý tưởng” có thể phù hợp cho cả nước nói chung, nhưng chắc chắn không phù hợp cho nhiều tỉnh ởĐồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với lợi thế tuyệt đối là sản xuất nông nghiệp và thủy sản.

Thứ ba, tình trạng đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam còn là hệ quả của chính sách phân cấp quá mức. Sự gia tăng phân cấp đã mở ra một không gian chính sách rộng rãi hơn cho chính quyền địa phương, tuy nhiên không gian rộng lớn hơn này lại thường không được đi kèm với các nguồn nhân lực và tài lực tương ứng cũng như sự giám sát cần thiết từ chính quyền trung ương. Chính vì thế, việc phân cấp trên thực tếđã dẫn đến tình trạng phân mảnh, đặc biệt là dưới áp lực chạy

đua tăng trưởng GDP và mục tiêu công nghiệp hóa. Cũng cần nhấn mạnh rằng mặc dù không thể

phủ nhận một thực tế là nhiều địa phương đã lợi dụng nhiều khe hở của quá trình phân cấp nhưng suy đến cùng, chính sự thiếu giám sát và kỷ luật lỏng lẻo của trung ương cùng với chất lượng quy hoạch thấp là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng đầu tư tràn lan, chồng chéo và kém hiệu quả.45

Một phần của tài liệu Cải cách cơ cấu vì mục tiêu tăng trưởng, công bằng và chủ quyền quốc gia (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)