Tuy nhiên, việc sản xuất điện tự nó không phải là độc quyền tự nhiên.

Một phần của tài liệu Cải cách cơ cấu vì mục tiêu tăng trưởng, công bằng và chủ quyền quốc gia (Trang 27 - 28)

Trang 28/48 trước công chúng và không có lợi ích chính trị hay kinh tếđối với sự thành công hay thất bại của công ty.

Một trong những trọng tâm của chương trình tái cấu trúc DNNN ở Việt Nam liên quan tới cách thức sử dụng trợ cấp và bảo hộ thương mại. Các DNNN không chỉđược hưởng đặc quyền trong việc tiếp cận tín dụng, đất đai và thị trường. Họ còn được bảo hộ, né tránh cạnh tranh quốc tế nhờ

các rào cản được dựng lên đối với các công ty nước ngoài hoạt động trên thị trường nội địa, mà ví dụđiển hình là tất cả các tập đoàn kinh tế nhà nước, bất kể hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, giao thông vận tải, phân phối hay sản xuất và kinh doanh nông nghiệp,

đều được hưởng độc quyền và bảo hộ trên thị trường nội địa.27

Vấn đề là không nhất thiết nằm ở sự bảo hộ và trợ cấp, mà là việc sử dụng quá mức những công cụ chính sách này, và quan trọng nhất là thất bại trong việc gắn những hỗ trợ này với các tiêu chí hiệu quảđược giám sát và rõ ràng. Kết quả là các DNNN vừa được hưởng lợi từ các ưu đãi nhà nước, vừa không góp phần vào việc đạt được các mục tiêu chính sách của Chính phủ. Thay vào

đó, họ làm giàu cho bản thân và sử dụng nguồn lực tài chính của mình đểảnh hưởng đến các tổ

chức của Chính phủ mà những tổ chức này đáng ra cần phải điều tiết DNNN.

Có những trường hợp trong đó việc trợ cấp và bảo hộ có thể được ủng hộ trên cơ sở kinh tế. Chính phủ có thể quyết định bảo hộ các ngành công nghiệp cần thiết cho an ninh quốc gia, quốc phòng. Chính phủ cũng có thể nắm giữ một số doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu. Một lý do cũng có thểđược nêu ra

để bảo hộ hay trợ cấp cho các DNNN là họ cần thời gian để có được kỹ năng và năng lực công nghệ, hoặc không thể cạnh tranh quốc tế cho đến khi họ đạt được một quy mô tối thiểu. Hình thức “bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ” này đã được áp dụng ở các nước phát triển vào thời

điểm các nước này bắt đầu công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, một bài học quan trọng từ các nước phát triển là trợ cấp và bảo hộ phải được đi kèm với các tiêu chuẩn hiệu quả rõ ràng đểđảm bảo rằng việc hỗ trợ này mang lại kết quảđích thực và cải thiện năng lực cạnh tranh chứ không phải là để tìm kiếm đặc lợi và đầu cơ. Ví dụ, Hàn Quốc đã sử dụng các phương thức trợ cấp và bảo hộđể giúp các công ty lớn của tư nhân và nhà nước đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô và phát triển năng lực công nghệ. Tuy nhiên, sự hỗ trợ

này được gắn chặt với mục tiêu xuất khẩu, và nếu không đạt được mục tiêu này thì kết quả là mất

đi sự hỗ trợ của nhà nước.

27 Một ví dụ khác gần đây về sự bảo hộ là quyết định của Chính phủ nhằm ngăn chặn các hãng hàng không nước ngoài sử dụng thương hiệu quốc tế trên các tuyến nội địa tại Việt Nam. Hệ quả của quy định này là Air Asia đã rút

Một phần của tài liệu Cải cách cơ cấu vì mục tiêu tăng trưởng, công bằng và chủ quyền quốc gia (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)