Công ty đào tạo doanh nghiệp PACE; Nguyễn Thu Phong, 31 tuổi, Tổng giám đốc công ty cổ phần kiến trúc xây dựng Nhà vui.
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể bấm vào đây để đặt câu hỏi (lưu ý: bạn đọc nên gõ câu hỏi có dấu bằng font Unicode)
Giản Tư Trung - chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đào tạo doanh nghiệp PACE
Người luôn nuôi khát vọng
Khởi nghiệp kinh doanh từ khi còn là sinh viên đại học, với anh Giản Tư Trung, cái thời làm thợ sơn bảng, thợ chụp ảnh… và đứng ra thành lập và làm chủ cơ sở nhựa Chợ Lớn để bươn
Giản Tư Trung
Khởi nghiệp kinh doanh từ thời còn là SV ĐH; Làm chủ cơ sở nhựa Chợ
Lớn (1992) - Làm việc cho ba tập đoàn kế toán và tư vấn hàng đầu thế giới: DDT, PWC, KPMG. - Làm việc cho UB Chứng khoán nhà nước tại Hà Nội. - Làm Giám đốc công ty kiểm toán. - Chủ tịch hội đồng quản trị PACE. - Phó chủ nhiệm CLB doanh nhân Sài Gòn 2030, Phó chủ nhiệm
CLB doanh nhân Sài Gòn.
chải kiếm sống luôn là thời đoạn nhắc anh phải vượt lên cùng với những khát vọng của mình.
Giản Tư Trung hiện thời là chủ tịch Hội đồng quản trị của PACE, tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, nơi đào tạo doanh nhân và giám đốc. PACE có mặt và khẳng định vị thế ở VN trong sứ mạng góp phần đưa kiến thức của thế giới vào VN để phát triển con người cho các doanh nghiệp đang hoạt động tai VN.
Hơn 1 vạn lượt doanh nhân và doanh nghiệp đã và đang theo học tại PACE. Ông chủ tịch hội đồng quản trị Giản Tư Trung và PACE đã cùng chia sẻ thực trạng “khát” nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cao cấp với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp VN.
Với quan niệm của một người, cùng một lúc, thực hiện được cả 2 nỗi đam mê: làm kinh doanh và nghiện cứu khoa học nên PACE cũng mang tâm niệm: tôn thờ giá trị thực “nhân viên thực làm, giảng viên thực dạy, học viên thực học”… Giản Tư Trung đưa ra quan điểm của mình cho PACE, quan trọng là mình làm được điều gì, đó là ý nghĩa lớn nhất…
Anh đưa ra triết lý sống dành cho mình: “chơi là làm những gì mình thích, làm là chơi những gì mình…không thích, vì cái chung thì mới có cái riêng, đó là điều mình theo đuổi bền vững nhất. Khi không phân biệt được đâu là làm, đâu là chơi thì lúc đó cuộc sống sẽ thăng hoa trong những cái riêng chung mà mình có được…”.
Trò chuyện với Giản Tư Trung, còn nhận ra cá tính mạnh mẽ và luôn cẩn trọng trong từng công việc. Gốc Nghệ An, lớn lên ở Nha Trang và lập nghiệp tại Sài Gòn, từng vùng đất ít ra cũng kết tụ và tạo cho anh một khí chất đặc biệt.
>> Điều đáng sợ: không có khát vọng lớn!
Nguyễn Thu Phong - tổng giám đốc công ty cổ phần kiến trúc xây dựng Nhà Vui
Khát khao sáng tạo những ngôi nhà… của niềm vui
Tốt nghiệp Đại học kiến trúc năm 1997, chàng sinh viên từng là thủ khoa Đại học Kiến trúc năm 1992 - đội trưởng đội
SV 96 Nguyễn Thu Phong được giữ lại trường để giảng dạy. Nhưng nghề giáo không đủ cho Thu Phong giải phóng những năng lực cá nhân của mình, bắt tay vào “khởi sự doanh nghiệp” lúc này, với Thu Phong, không phải là ước mơ làm giàu mà như một lối thoát của một trí thức trẻ ước mơ được làm việc.
Sau khi website nhavui.com - website đầu tiên chuyên ngành xây dựng ra đời tháng 9-2000, tháng 11-2001, Trung tâm tư vấn thiết kế và vật liệu xây dựng đầu tiên chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế nhà ở mang tên Nhà vui cũng ra đời ở Trần Quốc Thảo, TP.HCM.
Đến nay, Nhà vui có tất cả 5 trung tâm tư vấn - thiết kế tại các địa bàn khác nhau của TP.HCM và Hà Nội, trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thiết kế và thi công nhà ở thấp tầng, đặc biệt là lĩnh vực nhà ở tư
Ảnh: VNN
Nguyễn Thu Phong
- Tổng giám đốc công ty cổ phần kiến trúc xây dựng
Nhà vui
- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thương mại Gia
Phúc
- Tham gia giảng dạy tại trường Đại học kiến trúc từ
năm 1997 đến nay - Phó chủ tịch Hội kiến trúc
sư TP.HCM
- Phó chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên thành phố.
nhân. Công ty đã tư vấn thiết kế nhiều công trình trên 34 tỉnh thành trong cả nước, với khoảng 200 công trình/năm.
Nhà vui cũng chính là môi trường cho hàng loạt kiến trúc sư trẻ thỏa chí “khát khao sáng tạo cuộc sống” như slogan của công ty. “Tiên phong” là cam kết của công ty Nhà vui với khách hàng về một đội ngũ kiến trúc sư trẻ xác định sứ mạng chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn thiết kế nhà ở, tập trung sáng tạo vì một không gian sống hoàn thiện.
Bên cạnh những giải thưởng được Hội kiến trúc sư Việt Nam trao tặng (giải “Bông mai vàng 2004”, giải nhất cuộc thi “Ý tưởng - giải pháp kiến trúc tối ưu cho nhà ở liền kế lô phố trong đô thị”), chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9001:2000, giấy chứng nhận thương hiệu Việt yêu thích “Chìa khóa vàng 2004”, Giải thưởng Sao vàng đất Việt dành cho thương hiệu “Nhà vui” và sản phẩm “Thiết kế nhà ở dân dụng” năm 2005 đã phần nào khẳng định thành công đáng quý của một doanh nghiệp trẻ và của riêng Nguyễn Thu Phong.
Trò chuyện với Nguyễn Thu Phong, độc giả sẽ khám phá khá nhiều điều thú vị về những ước mơ cháy bỏng của một người trẻ khát khao làm việc và giữ sáng niềm tin cho triết lý công việc của mình: “Một đời lao động để xây nên ngôi nhà mơ ước. Hãy biến những nhọc nhằn, buồn chán trong quá trình xây dựng nhà ở trở thành niềm say mê, nhẹ nhàng, vui sướng!”.
Ngô Trần Công Luận - Tổng giám đốc công ty Nhà đất đô thị mới Tiến sĩ cơ học đất đã thành ông chủ kinh doanh nhà đất
Đã chín năm anh trở về từ đất nước Anh quốc (ĐH Oxford) - một hành trình mà anh tự gọi là “làm công không ngơi nghỉ”. Trong đó có làm công… thật sự, khi tiến sĩ bị nhiều nơi từ chối nguyện vọng làm việc, anh chấp nhận bán
hàng cho một công ty sơn, rồi làm phần mềm gia công với bạn bè. Làm cần cù, nghiêm túc! Những giấc mơ chưa rõ ràng nhưng anh đã thấy được một điều gì qua đó? Sự hấp dẫn của thương trường! Không chỉ có khoa học làm cho người ta sáng tạo hơn, làm chủ những ý tưởng kinh doanh cũng cần những người dám đương đầu.
Mới 5 năm trước thôi, trang web nhadat.com đã làm giới buôn bán nhà đất TP.HCM phải ngạc nhiên vì một ý tưởng đẹp. Click vào đó, bạn sẽ thấy cả một không gian “họp chợ nhà đất” linh đình trên mạng, muốn tìm sạp hàng, quy hoạch, phân lô... tùy thích. Người tiên phong mang giao dịch điện tử vào hệ thống môi giới nhà đất không ai khác là Ngô Trần Công Luận - anh đã quyết định làm một tiến sĩ - bán hàng, thành lập ra công ty TNHH Nhã Đạt.
Một ý tưởng thật đẹp nhưng anh “bật mí” rằng Nhã đạt là một công trình chưa đi đến thành công, đúng hơn là "sém... sập tiệm". Sẽ kết thúc câu chuyện “khởi sự doanh nghiệp” ở đây hay tìm cách “vượt dòng sông”? Từ một cậu bé nghèo ở Long An, đỗ xuất sắc vào ĐH Bách khoa TP.HCM, tự học Anh văn mà đỗ học bổng du học, học cơ học đất mà lại được các công ty Anh mời làm việc về lập trình, anh có thể chưa thành danh nhưng cũng chưa khi nào gục ngã dễ dàng.
Ngô Trần Công Luận :
- HS giỏi vật lý tỉnh Long An
- Giải thưởng nghiên cứu khoa học Eureka của Báo
TS (chương trình Vì ngày
mai phát triển) - Bảo vệ tiến sĩ cơ học
đất DH Oxford (Anh) - Được các công ty Anh mời ở lại trong lĩnh vực thương mại hóa phần mềm cho các trường đại
học về cơ học đất - Giám đốc công ty TNHH Nhã Đạt với www.nhadat.com - Tổng Giám đốc hệ thống công ty Nhà đất đô thị mới gồm 9 văn phòng tại TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ
Thế là Nhã Đạt được quyết định phát triển thành Công ty nhà đất đô thị mới bao gồm cả nhadat.com và kinh doanh các dự án bất động sản, tiếp thị, tư vấn, nghiên cứu thị trường và cả đầu tư nhà đất. Từ 2-3 nhân viên với 20 m2 văn phòng, trong 3 năm qua, hệ thống công ty anh đã lập 7 văn phòng tại TP.HCM, 2 văn phòng tại Hà Nội và Cần Thơ, với trên 100 nhân viên có trình độ chuyên nghiệp. Công ty của anh năm 2004 đã có mặt trong tổng cộng 99 dự án nhà đất và tham gia hầu hết những dự án nhà đất tại TP.HCM. Nhưng anh không ngại ngần khẳng định trong bối cảnh thị trường nhà đất đang đóng băng, nay công ty anh cũng không nằm ngoài những khó khăn chung. Chỉ có điều anh đã không còn “run” như thời “mới khởi nghiệp”, anh sẽ “vượt sông”!
Làm quen với Ngô Trần Công Luận, bạn sẽ thấy tự tin hơn với những điều tưởng không thể mà biến thành có thể. “Lúc nào tôi cũng chỉ cố cần mẫn như một người làm công. Mọi thứ trong môi trường kinh doanh tại VN đều đang biến chuyển, một người bán bánh mì vẫn có thể bán bánh mì tốt hơn. Nếu bạn đang định làm gì, hãy làm nhanh lên !” - anh chia sẻ. Anh còn mời gọi: "Bạn trẻ nào có hứng thú với việc phát triển www.nhadat.com , hãy thử sức với chúng tôi!".
Nhập khẩu công nghệ đào tạo giám đốc...
Với khát vọng 15 năm sau Việt Nam có thể xuất khẩu giám đốc ra nước ngoài, anh xách va-li ra đi để rồi tìm cách mang kiến thức thế giới về Việt Nam và dựng lên PACE - một trường đào tạo giám đốc.
Từ năm 2001, tên tuổi Giản Tư Trung và Tòa nhà PACE ở số 341 Đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM đã gắn liền nhau, nổi lên như một hiện
tượng trong giới doanh nhân không riêng gì ở Sài Gòn mà hầu như khắp cả nước.
Sau hơn bốn năm thành lập, đã có hàng chục ngàn doanh nhân trong và ngoài nước tìm đến với PACE để cập nhật kiến thức về quản trị và kinh doanh thông qua việc tham gia rất nhiều chương trình, chuyên đề đào tạo mà người sáng lập ra nó đã tự hào rằng: "Nhiều chương trình đào tạo chỉ ở PACE mới có".
Một số chương trình ở PACE luôn không đủ chỗ ngồi. Ảnh: Công Khanh
Phi bằng cấp - Giá trị thực
Tòa nhà PACE khang trang. Lớp học hôm ấy dành cho giám đốc, phòng học trang trọng với 6 nhóm vừa đủ cho 42 học viên. Tôi được xếp ngồi hàng ghế sau cùng để thuận tiện cho việc tác nghiệp. Chuyên đề đầu tiên của chương trình đào tạo “Giám đốc Điều hành Chuyên nghiệp” (Pro CEO) kéo dài 6
tháng là “Phác hoạ chân dung của một Pro CEO” do chính anh Giản Tư Trung - Người sáng lập PACE - đứng lớp.
"Anh chị muốn phác thảo như thế nào cũng được, có thể bằng ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, hoặc vẽ ra, thậm chí lên đây múa cũng không sao" - Vừa nói,
anh Trung vừa phát cho mỗi nhóm một tấm plastic. Mọi người tỏ ra rất hào hứng với việc phác thảo chân dung của một con người chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý điều hành.
Hết thời gian thảo luận nhóm, “thần tượng quản lý” (Pro CEO) của từng nhóm lần lượt được anh Trung cho hiện dần trên màn hình máy chiếu. Có nhóm không chỉ viết mà còn vẽ minh hoạ hình một người với nhiều chú thích: mắt tinh tượng trưng cho tầm nhìn xa, mũi thính tượng trưng cho sự nhạy bén, trán cao tượng trưng cho sự uyên bác, cổ cao tượng trưng cho sự linh hoạt mềm dẻo, tai thính tượng trưng cho người biết lắng nghe,…Ngoài ra, có những nhóm đưa ra những tiêu chuẩn bổ sung như: “Giám đốc điều hành trước hết phải là một… con người”, “Giám đốc phải biết… liều”, “Giám đốc điều hành là phải… lăn xả”…
Muốn biết được VN sẽ có những doanh nghiệp chinh phục được thế giới hay không thì phải xem là có những doanh nhân có khả năng chinh phục thế giới hay không. Bởi doanh nghiệp được dẫn dắt bởi doanh nhân, và đó phải là doanh nhân có
tầm nhìn toàn cầu và một khát vọng mãnh liệt vươn ra thế giới.
Giản Tư Trung
(Trích Bàn tròn trực tuyến "Trăn trở cùng doanh nhân" )
Với PACE, để trên danh thiếp của mình mang hai chữ: "Giám đốc" thì dễ (chỉ cần một quyết định bổ nhiệm là đủ) nhưng việc trở thành giám đốc điều hành chuyên nghiệp thì câu chuyện...phức tạp hơn nhiều. Trước hết phải là người có tố chất bẩm sinh của một nhà quản lý (bởi vì quản trị là một nghệ thuật). Sau đó, cần phải trang bị những kiến thức quản trị cần thiết (vì quản trị là một khoa học, mà đã là khoa học thì phải học mới biết, và học tại trường lớp hay tự học). Ngoài ra, còn phải có những trải nghiệm trong cuộc sống và trong quản lý.
Theo anh Trung, các học viên đến với PACE không phải chỉ là đi học mà còn là đi chơi (chơi trò chơi quản trị kinh doanh). Vì thế nên trong lớp học cần phải thoải mái.
"Cuộc chơi" hôm ấy của anh cùng những học trò mà tôi được chứng kiến kéo dài từ 18 giờ đến 22 giờ 30 phút, thế mà 42 người cùng chơi với anh lại rất thoải mái.
Gặp lại “ông bầu” sau đó, tôi thắc mắc vì sao anh cho “học trò” anh chơi khuya như thế, anh cười hào hứng: “Có buổi gần 12 giờ đêm mà vẫn chưa về, thế nhưng anh em vẫn cứ thích thú, lớp học vẫn đầy hào hứng từ phút đầu cho đến phút chót. Chơi cũng là làm, mà đã là làm thì "hết việc chứ
không hết giờ" nên có hôm đến gần nửa đêm mới tan lớp là chuyện bình thường”.
Qua lời giới thiệu của các học viên trong lớp, tôi nghe có đủ cả giọng Bắc - Trung - Nam. Có người đã tham gia hai, ba khoá từ trước. Nhiều lớp có cả người nước ngoài tham dự. Có người từ Hà Nội, Hải Phòng… vào. Anh Trung cho biết: “Hiện nay, có một số chương trình ở PACE luôn luôn trong tình trạng không đủ chỗ ngồi...”.
Được biết, trong mỗi khóa học của chương trình đào tạo Giám đốc điều hành tại PACE, luôn luôn có ít nhất 5 tổng giám đốc của các tập đoàn hàng đầu thế giới tham gia đứng lớp để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quản trị với học viên. Đó cũng là một điều mà dường như bất di bất dịch ở PACE, cũng giống như văn hoá của PACE là “Tôn vinh giá trị thực học”. Số người đến với PACE đang tăng lên ngày càng nhiều.
Bất kỳ ai đó mở cuốn sổ góp ý của PACE cũng đều đọc được những dòng chữ ưu ái mà học viên ghi lại. Sau khi tham dự một khóa học ngắn hạn về kiểm soát nội bộ tại PACE, Giám đốc Công ty Viễn Cảnh đã viết: "Giá trị
của khóa học này không phải 5 triệu đồng mà phải là… 50 triệu đồng". Cũng
sau một vài khóa học khác tại PACE, Chủ tịch HĐQT của Dệt Thái Tuấn viết: "Các khóa học tại PACE đã giúp tôi thay đổi rất nhiều về tư duy và
phương pháp quản trị theo hướng tiếp cận với thế giới". Hay anh Tuấn đến từ
Hà Nội đã chấp nhận gián đoạn công việc kinh doanh trong 6 tháng, viết: “Để nói về PACE lúc này thì tôi chỉ nói “Chọn PACE là đúng".
Anh Giản Tư Trung trong một lần lên lớp. Ảnh: Công Khanh
"Nhập khẩu" kiến thức
Kể từ ngày thành lập, PACE đã tự đặt lên vai mình sứ mệnh "Góp phần đưa
kiến thức của thế giới vào Việt Nam để phát triển con người cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam".