Cái bàn trong văn phòng 0m2 (Dinh Thi Phuong Thao, 28 tuổi, pthao030377@)

Một phần của tài liệu Giản Tư Trung- Người kinh doanh kiến thức (Trang 33 - 42)

pthao030377@)

- Anh Ngô Trần Công Luận: Đó chính là cách mà tôi đã khởi nghiệp. Nhà

đất ĐÔ THỊ MỚI được mở ra ở 253 Hai Bà Trưng năm 2001, với 3 nhân viên, 16m2. Lúc đó hình như tôi còn quên in trước cacvisit cho mình và nhân viên!

Chúc bạn thành công.

+ Xin chào! Tôi rất ngưỡng mộ ông Nguyễn Thu Phong. Tôi có một vấn đề cần ông tư vấn. Ở tỉnh Sóc Trăng nơi tôi sinh sống, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, trình độ dân trí cũng không cao. Tôi rất muốn mạo hiểm kinh doanh một nghề gì đó, nhưng tôi không có nhiều vốn, không có kinh nghiệm và cũng không hiểu hết về thị trường. Vậy ở đâu thì tôi có thể tìm hiểu được quá trình phát triển của thị trường nói chung để từ đó tôi so sánh và chọn bước đi thích hợp cho mình? (Trương Thị Tố Duyên, 27 tuổi, duyenrr@ )

- Anh Nguyễn Thu Phong: Tôi cũng may mắn được đến Sóc Trăng của

bạn, một thị xã rất đáng yêu. Tình cảm của bạn dành cho địa phương mình rất đáng trân trọng. Tôi cũng rất hiểu những gì mà những người trẻ tuổi chúng ta thường trăn trở về mong muốn được đóng góp cho quê hương, đất nước. Tôi cũng nhớ lại cảm giác của mình khi mong muốn được làm việc để đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp của các kiến trúc sư trẻ đồng nghiệp. Tôi nhớ rằng sự khởi sự của Nhà vui dường như là một sự tìm đường cho chính nghề nghiệp của mình được tốt hơn. Vì vậy, mong ước của bạn rất là chính đáng,tuy chưa rõ ý nhưng không phải là không có giải pháp.

Tôi chưa rõ bạn có chuyên môn về chuyên ngành gì, nhưng tôi được biết tại các tỉnh thành ngoài TP.HCM và Hà Nội thì còn rất nhiều các mảng dịch vụ,

ngành nghề chưa khai thác tốt, đáp ứng các nhu cầu của người dân địa phương. Vì vậy, bạn có thể sử dụng một giải pháp đơn giản: vận dụng các hiểu biết về địa phương mình, các đặc thù của thị trường Sóc Trăng cộng với các mô hình kinh doanh tiên tiến, hoặc tiềm năng tại các thành phố lớn để tạo ra một mô hình phù hợp cho việc khởi sự doanh nghiệp của mình.

+ Chào anh Ngô Trần Công Luận, anh có thể cho em biết 1 ít "bí kíp" để phát triển được hệ thống VP và nhân viên có trình độ chuyên nghiệp khá cao, hiện nay người có bằng cấp nhiều nhưng tuyển dụng được người biết làm việc rất khó (Tiểu Muội, 32 tuổi, tieumuoivn@)

- Anh Ngô Trần Công Luận: Chúng tôi chia sẻ một quan điểm rằng môi

giới bất động sản là một nghề khó khăn và cần đào tạo nghiêm chỉnh. Bản thân nhadat.com giúp mang Internet vào thị trường bất động sản đến cho những nhà môi giới, vì chúng tôi tin rằng họ cần đến thông tin.

Thị trường bây giờ là vậy: cho dù cung cấp dịch vụ gì, làm việc gì thì cũng cần có tiếp cận một cách chuyên nghiệp và nghiêm túc. Làm như vậy chính là nghĩ đến khách hàng. Sự thành công phụ thuộc vào điều này.

+ Thưa anh Công Luận, em có 1 ý tưởng về sản phẩm mà hiện nay vẫn chưa xuất hiện trên thị trường, vậy muốn ý tưởng của em được ứng dụng thì em phải tìm nhà đầu tư ở đâu? LE DUC NHAN, 20 tuổi, ducnhandh@)

- Hết giờ rồi! Em email cho anh luannt@nhadat.com .

+ Hiện nay trong chương trình giáo dục của các trường ĐH chưa có nhiều ngành đào tạo một cách cơ bản và hệ thống để trở thành 1 chuyên viên địa ốc. Hiệp hội bất động sản (cũng như 1 số ít trung tâm đào tạo) có mở khóa đào tạo về BĐS, nhưng thời gian học khá ngắn (khoảng 6-9

tháng). Anh nghĩ sao về vấn đề này? Và theo anh, muốn theo đuổi ngành địa ốc thì cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng nao? (Nguyen Tuan Anh, 20 tuổi, tuananh23@ )

- Anh Ngô Trần Công Luận: Tham gia vào thị trường nhà đất, bạn cần kiến

thức đa ngành. Do vậy không nhất thiết phải có những khoá học qquá dài hạn dành riêng cho địa ốc (trừ các ngành về quy hoạch...) Tuy vậy, ngay cả đối với những khoá ngắn hạn, chúng ta chưa có "quy hoạch" chung nên mỗi nơi mỗi course khác nhau. Chúng ta có thể làm tốt hơn.

Các kỹ năng căn bản là:

- Quy hoạch thành phố, khu vực mà bạn quan tâm - Các vấn đề pháp lý liên quan đến nhà đất - Các nguyên tắc đạo đuwcs để hành nghề. - Các vấn đề pháp lý liên quan đế thương mại, dân sự. - Thông tin thị trường, chia theo khu vực, phân khúc.

Dĩ nhiên là còn tuỳ công việc cụ thể mà bạn chọn nữa. Chúc bạn thành công.

+ Theo nhận định của anh/chị, sau khi VN gia nhập WTO, liệu các doanh nghiệp có đứng vững trước sự tấn công của doanh nghiệp nước ngòai? Ngành hàng nào có khả năng trụ lại? Xin cảm ơn :) (Minh Cuong, 19 tuổi, catohcat@ )

Doanh nghiệp VN sẽ như thế nào khi VN gia nhập WTO? Lúc đó doanh nghiep VN sẽ làm như thế nào? (n-anh, 19 tuổi, anhcleverlearn@ )

+ Anh Giản Tư Trung: Trước đây, chỉ có ra nước ngoài mới được xem là cạnh tranh với thế giới. Còn sau khi VN gia nhập WTO thì chúng ta phải

cạnh tranh với các thế giới ngay trong nhà của mình. Vì lúc đó nền kinh tế VN đã thực sự trở thành một một phần của nến kinh tế toàn cầu.

Theo tôi, những doanh nghiệp có thể trụ vững và phát triển trong hội nhập sắp tới là những doanh nghiệp có một yếu tố cơ bản sau:

- Được dẫn dắt bởi những doanh nhân có hoài bão lớn và có tầm nhìn xa, tầm nhìn quốc tế, tầm nhìn toàn cầu.

- Biến được sức mạnh của quốc gia thành sức mạnh của doanh nghiệp (tức là làm những ngành mà VN ta có lợi thế cạnh tranh so với thế giới).

- Biến được sức mạnh của thời đại thành sức mạnh của doanh nghiệp (ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại Internet, thời đại toàn cầu hóa, thời đại kỹ thuật số, thời đại kinh tế tri thức, thời đại CNTT...). Tận dụng được sức mạnh của thời đại cũng là cách đi tắt đón đầu của các doanh nghiệp VN. Người giàu nhất Trung Quốc hiện nay là người làm rất thành công trong chuyện này.

- Có ý tưởng kinh doanh tương đối đột phá, thậm chí không phải có tính đột phá trong nước mà cả đột phá trong phạm vi quốc tế.

- Chính sách chế độ của Nhà nước có tính khuyến khích những ngành mà DN đang hay sẽ kinh doanh.

Có thể kể đến một số ngành mà TRƯỚC MẮT (chứ không phải lâu dài) Việt Nam ta có lợi thế cạnh tranh như:

- Những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông (mặc dù những ngành này có hàm lượng chất xám ít và tạo ra giá trị gia tăng thấp).

- Những ngành khai thác giá trị văn hóa VN (du lịch, ấm thực, thủ công mỹ nghệ, điện ảnh, âm nhạc...). Những ngành ngày có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối đối so với thế giới.

- Những ngành truyền thống của VN như nông lâm thuỷ hải sản.

- Ngoài ra, VN ta còn một lợi thế cạnh tranh nữa mà doanh nghiệp nào cũng có thể có, đó là phát huy tinh thần dân tộc. Nếu làm được điều này thì sức mạnh của doanh nghiệp sẽ được nhân lên.

Trong lâu dài, nếu VN ta muốn cạnh tranh với TG thì phải có một tâm thế rõ ràng. Tâm thế đó là doanh nhân và doanh nghiệp VN sẽ "chống chọi" hay "chinh phục" thế giới.

Mà muốn chinh phục thế giới thì phải dựa vào "nền kinh tế tri thức" (nền kinh tế dựa vào chất xám chứ không phải dựa vào sức lao động phổ thông). Nghĩa là, VN ta phải có chiến lược nâng cao chất xám của người dân để tạo ra giá trị gia tăng lớn.

Cảm ơn câu hỏi rất lớn, rất khó nhưng cũng rất thú vị của bạn.

+ Các anh mong muốn điều gì ở những chính sách dành cho doanh nghiệp hiện nay của chính phủ? (quangviet, 32 tuổi, qvvn@ )

- Anh Ngô Trần Công Luận: doanh nghiệp cần được tham vấn thường

xuyên hơn, có chiều sâu và chất lượng hơn, trước khi những chính sách được ban hành.

+ Anh Thu Phong ơi, anh hãy cho 3 điều nhận xét về thế hệ doanh nhân trẻ VN như anh, nhận xét cho thẳng thắn vào nhé! (VĂN TRƯỞNG, 28 tuổi, truongvan@ )

- Anh Nguyễn Thu Phong: Hiện nay tôi là thành viên của hội Doanh

nghiệp trẻ TP.HCM, CLB doanh nhân 2030. Tại các tổ chức này, tôi đã được gặp gỡ, giao lưu, làm việc và trao đổi kinh nghiệm với rất nhiều doanh nhân trẻ khác. Trong mỗi buổi gặp mặt như vậy, chính tôi cũng hỏi câu hỏi của bạn. Và trong phần trả lời của tôi, xin được trình bày một số suy nghĩ riêng của mình:

- Nền kinh tế VN nhìn chung còn rất non trẻ, lớp doanh nhân hầu hết trưởng thành cùng doanh nghiệp của mình, từ sau làn gió của những năm đổi mới. Các doanh nghiệp tư nhân với trung bình trên dưới 10 năm tuổi đời đã có những bước trưởng thành, phấn đấu rất đáng trân trọng. Trong bối cảnh thời gian như vậy, việc hình thành một tính cách chung, một đánh giá chung về thế hệ doanh nhân trẻ VN hiện nay thật không dễ dàng. Vì một lẽ họ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và đang tự hoàn thiện để đáp ứng các nhu cầu của thời đại mới, của thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay.

Nếu nói riêng về thế hệ tuổi của tôi, của các doanh nhân trong CLB 2030, chúng tôi là những người trẻ được lớn lên trong thời kỳ hoà bình, được hưởng một nền giáo dục tốt với nhiều lý tưởng, hoài bão và nhiều thuận lợi khác của một nền kinh tế đang mở cửa. vì vậy, phải nói là có những nét tương đối đặc trưng của thế hệ doanh nhân này: có tham vọng kèm với nhiều cơ hội thể hiện, có đủ kiến thức và kỹ năng để hội nhập, có đủ sự gan dạ và táo bạo để đột phá, chấp nhận thách thức, có đủ sự linh hoạt để điều chỉnh các chiến lược kinh doanh. Nhìn chung, tôi tự hào về các bạn doanh nhân của mình, họ nghiêm túc làm ăn, rất chí thú và chịu khó học hỏi.

Tuy nhiên, cũng không nên vội đánh giá cao hoặc đề cao những gì hạn hẹp mới có. Số lượng doanh nhân trẻ vẫn chưa nhiều, chất lượng vẫn cần phải được nâng cấp. Sự tồn tại của các doanh nghiệp trẻ như chúng tôi còn rất mong manh (ví dụ Nhà vui mới chỉ là 5 năm), chưa có gì là đảm bảo trong

quá trình cạnh tranh. Tôi nghĩ rằng còn quá sớm để có thể tự hào về những bản sắc mà chúng ta chưa định hình rõ. Tìm hiểu, xây dựng và nỗ lực từ doanh nghiệp chính là sự khẳng định tốt nhất của doanh nhân trẻ.

Không phải cứ học nhiều là tố

Những nhận định tưởng như trái ngược nhưng được đúc rút từ kinh nghiệm sống và quá trình học hỏi tìm tòi của anh Giản Tư Trung - Chủ tịch

HĐQT Công ty PACE Việt Nam đã làm nóng không khí buổi nói chuyện với “sinh viên 3 tốt”

ĐHQG TPHCM hôm 15/12.

Sinh năm 1974, Giản Tư Trung được xem là một trong những doanh nhân trẻ dám nghĩ dám làm khi anh quyết định mở một công ty chuyên về đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp với mục tiêu là nâng cao doanh trí bằng tri thức thế giới và giá trị thực học. PACE đào tạo ra nguồn nhân lực cao cấp như giám đốc điều hành, tài chính, tiếp thị, nhân sự,

sản xuất… Mong ước của người giám đốc trẻ này là sau 10-15 năm nữa, Việt Nam không chỉ đủ giám đốc cho nhu cầu trong nước mà có thể xuất

khẩu ra nước ngoài.

Đến với “sinh viên 3 tốt”, anh Giản Tư Trung hỏi: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên là gì”. Với câu trả lời là việc học, buổi nói chuyện xoay

quanh vấn đề này.

Theo quan điểm của Giản Tư Trung, nên phân biệt việc học ở phổ thông và học ở đại học. Với anh, học ở phổ thông là để làm người còn học ở đại học là để làm nghề. “Vậy làm người là như thế nào. Gia đình hay bảo chúng ta

nên cố gắng học thành người. Nhưng chưa ai chỉ cho chúng ta thấy làm người cụ thể là phải làm gì”. Dẫn câu chuyện về một em bé bị hành hạ suốt Anh Giản Tư Trung trong

buổi nói chuyện với sinh viên ĐHQG TPHCM

13 năm trời ở Hà Nội, anh Giản Tư Trung nói: “Con người phải có nhân tính: Người không thể đánh người và nhất quyết cũng không thể xem cảnh

người đánh người”.

Tuy nhiên, dù ở bậc học nào thì người học cũng phải tự mình trả lời 3 câu hỏi: Lý do học, học cái gì và học như thế nào. Nếu không trả lời được thì việc học coi như bị phá sản. Giản Tư Trung dùng câu: “Nếu không trả lời được thì bỏ học ngay”. Câu nói này làm nhiều “sinh viên 3 tốt” ĐHQG

TPHCM ồ lên thích thú.

Nhận định về tình trạng khủng hoảng thiếu nhân lực trong các công ty tại Việt Nam , anh cho rằng nguyên nhân một phần từ sự học của sinh viên. “Vấn đề không phải là học nhiều hay học ít mà là kiến thức có được dùng vào cuộc sống hay không, kiến thức có chuẩn không, có được xã hội đang sử

dụng không. Không phải cứ học nhiều là tốt. Học đại học là học khoa học của vấn đề chứ không phải là học vấn đề. Một nhà trường tốt là dạy cho

người học cách tư duy sự việc”.

Hỏi có bao nhiêu sinh viên muốn làm ông chủ, nhiều cánh tay sinh viên giơ lên. Anh Giản Tư Trung chia sẻ: Làm công hay làm chủ không quan trọng, vấn đề là tạo ra nhiều giá trị nhất cho mình và xã hội. Một trong những triết

lý sống của anh là: Con người không phải được đánh giá bằng danh vị mà bằng chính những gì mà người đó đã làm được trong cuộc đời. Tiền là hệ

quả chứ không phải mục đích của kinh doanh.

Giản Tư Trung kể rằng, khác với Việt Nam xem những bạn trẻ đoạt các huy chương Olympic như những người hùng, các nước phương Tây vẫn xem đó là chuyện bình thường. Vì phương Tây quan niệm rằng: Chỉ ngó những ai mang lại giá trị cho xã hội chứ khôn ngó những ai chỉ mang lại giá trị cho

Giản Tư Trung sinh ra và lớn lên tại Nghệ An, học cấp III tại Nha Trang, học ĐH Kinh tế và ĐH Luật tại TPHCM. Thời sinh viên, anh vừa là Phó bí thư đoàn trường vừa làm đủ nghề kiếm sống như thợ sơn bảng, thợ chụp ảnh

và lập cơ sở nhựa tại Chợ Lớn. Anh từng làm việc cho 3 trong số 4 tập đoàn tư vấn lớn nhất thế giới là KPMG, PwC và DTT.

Sau đó anh rời các tập đoàn lớn để làm việc tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại Hà Nội, rồi đứng đầu một công ty kiểm toán. Năm 2001, anh thành lập Tổ hợp Giáo dục PACE, hiện có 5 đơn vị thành viên, trong đó thành viên

đầu tiên là Trường Doanh Nhân & Giám Đốc PACE.

Giao lưu trực tuyến "Trò chuyện đầu năm - Khởi sự doanh nghiệp

Từ 9 đến 11giờ 30 sáng nay, 3-1-2006, mời bạn đọc giao lưu trực tuyến "Trò chuyện đầu năm - Khởi sự doanh nghiệp" trên TS. Bạn còn đang thiếu lòng mạo hiểm, đang lúng túng khi chọn ý tưởng kinh doanh? Vốn ở đâu ra? Chiến lược để thương hiệu lan xa? Hành trang gì cần thiết để khởi nghiệp?

Cách để “chiến đấu” với những “thương đau” thương trường? Những thách thức và sứ mệnh nào dành cho doanh nhân trẻ VN? Rào cản nào khi doanh nhân VN vươn lên "tầm cỡ thế giới?"...

"Phải tăng nhanh hơn nữa số lượng doanh nghiệp, nhưng quan trọng hơn là mỗi DN phải kinh doanh giỏi, đạt hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Doanh nhân nước ta là doanh nhân của thế kỷ 21, nhất thiết chúng ta sẽ có những doanh nhân tầm cỡ thế giới" - Đó là gửi gắm của Thủ tướng Phan Văn Khải

Một phần của tài liệu Giản Tư Trung- Người kinh doanh kiến thức (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w