Những thuận lợi và khó khăn đối với việc Đổi mới công nghệ sau cổ phần hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 34 - 37)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc Đổi mới công nghệ sau cổ phần hóa

sơn Hà Nội

Đổi mới đáng kể nhất sau khi CPH là dự án đầu tư mở rộng 01 dây truyền sản xuất sơn nước có thương hiệu sơn VEPA của Đức với giá trị đầu tư là 4.512.000.000 đồng, bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ.

So với dự án vay vốn ODA của Ấn Độ trước kia, điểm khác biệt chủ yếu của dự án làm sơn nước là chủ mới của DN hiện nay rất tiết kiệm trong các khoản đầu tư. Ngay khi chưa có dây truyền mới, các kỹ sư đã làm thử thành công sơn nước theo công nghệ học được trên dây truyền thiết bị cũ. Đổi mới này về mặt kỹ thuật là thành công, tuy nhiên sơn sản xuất ra lại không bán chạy, cạnh tranh vất vả với nhiều loại sơn khác thịnh hành trên thị trường. DN đã phải áp dụng mức chiết khấu lên tới 23% cho một số nhà thầu để cung cấp sơn cho những dự án xây dựng. Dù vậy, lượng tiêu thụ vẫn rất khiêm tốn nên dẫn đến lương công nhân thấp hơn so với lương công nhân ở công ty Sơn tổng hợp Hà Nội (sẽ phân tích dưới đây).

Song song với mặt hàng cũ là sơn dầu và sơn Alkyd, DN có nhiều chính sách đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ mặt hàng sơn nước như: các chính sách khuyến mại, kích cầu tiêu thụ thông qua các hình thức như nâng tỷ lệ chiết khấu mở rộng mạng lưới đại lý tại các tỉnh.

3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc Đổi mới công nghệ sau cổ phần hóa của Công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội phần hóa của Công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội

Đi sâu phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn đối với việc đổi mới công nghệ sau cổ phần hoá ở Công ty cổ phần hoá chấ t sơn Hà Nội để làm rõ hơn mục đích nghiên cứu của đề tài .

* Nhƣ̃ng thuận lợi:

Về cơ bản sau cổ phần hoá tại công ty quá trình đổi mới công nghệ diễn ra nhờ có một số yếu tố thuận lợi tác động như sau:

Thứ nhất : Do sự cạn h tranh khốc liệt của thị trường đòi hỏi luôn phải có sự thay đổi , đổi mới về công nghệ trong sản xuất , sản phẩm, chất lượng , mẫu mã... để có thể tồn tại được trên thị trường.

Thứ hai : Sau cổ phần hoá ban lãnh đạo mới của DN là những con người mới , luồng gió mới trong cung cách quản lý , điều hành sản xuất là người chủ thực sự của DN

Thứ ba : Thuận lợi to lớn mà DN nhìn thấy ngay được đó là nguồn tài chính dồi dào hơn , huy động vốn nhanh chóng và chủ động về nguồn tài chính hơn khi cần mà không phải qua nhiều cấp xét duyệt xin cho như trước .

Thứ tư : Sau cổ phần hóa DN tiếp tục được thừa hưởng mặt bằng nhà xưởng sản xuất lớn trên 3,5ha với lợi thế vị trí đ ắc địa, nơi có nhiều qui hoạch phát triển của thành phố sẽ kéo theo giá trị của DN ngày càng tăng cao .

Thứ năm: Cán bộ công nhân viên trong công ty có sự gắn bó , có trình độ kỹ thuật , tay nghề cao nên có thể dễ dàng tiếp thu vận hành tốt công nghệ mới nếu được chuyển giao , đồng thời họ cũng có quyền lợi là những cổ đông góp vốn vào công ty nên bản thân mỗi người đều có ý thức trách nhiệm cho sự phát triển chung .

* Nhƣ̃ng khó khăn:

Ngoài n hững thuận lợi trên cũng đi đôi với nó là những khó khăn tác động tới việc đổi mới công nghệ sau cổ phần hoá ở công ty CPH chất Sơn Hà

Nội, đó là:

Khó khăn về cơ sở vật chất: Khó khăn về nhân lực:

Lãnh đạo cao nhất của công ty sau cổ phần hoá là người ở nơi khác về , không liên quan đến lĩnh vực sản xuất sơn , không trưởng thành từ thực tế và không có nhiều gắn bó với công ty , nên phải mất nhiều thời gian làm quen , học hỏi ở lĩnh vực mới này . Đây là khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đến việc đổi mới công nghệ của công ty.

Khó khăn về vốn:

Tóm lại , tác động của CPH đối với ĐMCN của công ty CPH chất sơn Hà Nội diễn ra không theo qui luật vốn có tự nhiên như nó sẽ diễn ra . Hay nói cách khác là không theo quy luật thông thường mà các doanh nghiệp cổ phần hoá khác đang tiến hành . Vậy, đâu là lý do? Đi sâu vào tìm hiểu , phân tích tác giả thấy nổi lên những vấn đề sau:

- Quyền sử dụng, khai thác khu đất mà công ty tọa lạc có lẽ là mối quan tâm chủ yếu của cổ đông chính. Năm 1996, công ty có hợp đồng thuê đất 50 năm, đến thời điểm 2010 đã đủ thời gian để có thể chuyển đổi, di dời nhà máy. Khu đất của nhà máy nếu được chuyển đổi và phát triển thành dự án bất động sản sẽ hứa hẹn mang lại lợi ích lớn hơn cho chủ sở hữu công ty. Có thể coi đây cũng là một đổi mới quan trọng, tuy nhiên nếu xét về đổi mới trong ngành sơn thì công ty không mấy thành công . Hiện tại người viết chưa có đủ thông tin để đánh giá liệu giới chủ sở hữu công ty có cố tình sản xuất sơn một cách cầm chừng để đợi chuyển đổi mục đích sử dụng của khu đất hay không , nhưng những động thái đã và đang diễn ra khiến ta không loại bỏ khả năng

này. Bản thân các cán bộ nhân viên tâm huyết cũng đã nản lòng và bán cổ phần của mình để gửi ngân hàng lấy lãi còn hơn lãi cổ tức mà doanh nghiệp chi trả hàng năm . Công tác cổ phần hoá công ty là đường lối đúng đắn song có nhiều bộc lộ bất cập mà cho đến nay cho thấy tại Công ty cổ phần hoá chất sơn Hà Nội có chăng chỉ đổi từ hình thức sở hữu này sang hình thức sở hữu khác chứ chưa đạt được các mục tiêu mong muốn của người lao động cũng như mục tiêu của chính sách cổ phần hoá của Nhà nước .

Để có cái nhìn khác h quan trung thực và đi sâu phân tích hơn nữa những nhận định trên , tác giả đã tiến hành nghiên cứu thêm trường hợp tương tự về đổi mới công nghệ sau cổ phần hoá của Công ty cổ phần sơn tổng hợp Hà Nội - một DN cùng ngành sản xuất, cùng địa phương và cùng giai đoạn CPH để có sự đánh giá khách quan , đầy đủ, chi tiết hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)