Chủ trƣơng giải quyết các vấn đề xã hộ

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn đường lối cách mạng VN (Trang 92 - 95)

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƢƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘ

c.Chủ trƣơng giải quyết các vấn đề xã hộ

Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục

tiêu xóa đói giảm nghèo.

Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc

làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả.

Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi.

Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội.

d. Đánh giá sự thực hiện đƣờng lối Kết quả và ý nghĩa Kết quả và ý nghĩa

- Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào nhà nước và tập thể, trông chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động, chủ động và tính tích cực xã hội của tất cả các tầng lớp dân cư.

- Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu tượng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời, phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất - kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Nhờ vậy, công bằng xã hội được thể hiện ngày một rõ hơn. Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ tương tác với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, đồng thời, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.

- Từ chỗ nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm.

- Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo, coi việc có một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển.

- Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội “thuần nhất” chỉ còn có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức đã đi đến quan niệm cần thiết xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó, các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

- Bên cạnh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đã xuất hiện ngày càng đông đảo các doanh nhân, tiểu chủ, chủ trang trại và các nhóm xã hội khác phấn đấu vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh”. Thành tựu xóa đói giảm nghèo được nhân dân đồng tình, được quốc tế thừa nhận.

- Đã coi phát triển giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện để ai cũng được học hành; có chính sách trợ cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo.

Nhìn chung, qua 20 năm đổi mới, lĩnh vực phát triển xã hội đã đạt được nhiều thành tựu. Một xã hội mở đang dần dần hình thành với những con người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu, biết làm giàu, biết cạnh tranh và hành động vì cộng đồng, vì Tổ quốc. Cách thức quản lý xã hội dân chủ, cởi mở và đề cao pháp luật hơn.

Hạn chế và nguyên nhân

- Áp lực tăng dân số vẫn còn lớn. Chất lượng dân số còn thấp đang là cản trở lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề việc làm là bức xúc và nan giải.

- Sự phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại.

- Tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế và an sinh xã hội. - Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục tăng thêm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá.

- Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập; an sinh xã hội chưa được đảm bảo.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội. Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. CHƢƠNG VIII

Sau cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, Đảng hoạch định đường lối đối ngoại với những nội dung:

Về mục tiêu đối ngoại: góp phần đưa nước nhà đến độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn.

Về nguyên tắc đối ngoại: lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng.

Về phƣơng châm đối ngoại: quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.

- Trong những năm 1945-1946: hoạt động đối ngoại đã mở ra cục diện đấu tranh ngoại

giao góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng non trẻ; đồng thời, đặt cơ sở cho việc xây dựng quan hệ với Liên hiệp quốc và một số nước khác, qua đó, nâng cao hình ảnh, uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946-1975): hoạt động

đối ngoại, đấu tranh ngoại giao trở thành một bộ phận quan trọng của hai cuộc kháng chiến. Với đường lối đối ngoại đúng đắn, Đảng ta đã xây dựng được mặt trận nhân dân thế giới rộng rãi, đoàn kết và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Mặt trận đó bao gồm: các nước xã hội chủ nghĩa, các nước độc lập dân tộc, các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới, trong đó, có cả một bộ phận nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ. Cách mạng Việt Nam đã tập hợp được một lực lượng quốc tế mạnh mẽ góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn đường lối cách mạng VN (Trang 92 - 95)