Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn đường lối cách mạng VN (Trang 46 - 47)

II. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THỜI KỲ ĐỔI MỚ

b. Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Một là, công nghiệp hoá gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với

phát triển kinh tế tri thức.

Hiện nay, tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế hội nhập toàn cầu hoá đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với đất nước. Nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian, không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phương thức phân bổ nguồn lực để công

nghiệp hoá được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường; trong đó, ưu tiên những ngành, những lĩnh vực có hiệu quả cao.

- Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ những sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền

vững.

Trong năm yếu tố chủ yếu để tăng trưởng kinh tế (vốn, khoa học và công nghê, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước), con người là yếu tố quyết định. Lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu, cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.

Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa.

Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn đường lối cách mạng VN (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)