Ảnh hưởng của các thành phần của cán cân thanh toán đến sự vô hiệu hóa:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Sự vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ, và hội nhập tài chính toàn cầu (Trang 27 - 30)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Liệu sự vô hiệu hóa có tăng lên theo thời gian:

4.3.Ảnh hưởng của các thành phần của cán cân thanh toán đến sự vô hiệu hóa:

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu liệu vô hiệu hóa các dòng vốn dự trữ có thay đổi tùy theo nguồn gốc của dòng vốn hay không? Đó là do mức độ mà NHTƯ quản lý việc nắm giữ các tài sản trong nước phụ thuộc vào các dòng vốn vào có liên quan đến các dòng tiền "lạnh" như FDI hay các dòng tiền "nóng" liên quan đến các thành phần khác của cán cân thanh toán?

Tác giả tiến hành ước lượng ảnh hưởng này thông qua mô hình được bổ sung các biến cần nghiên cứu trên cơ sở mô hình (1) như sau:

Bảng 3 trình bày các kết quả của việc ước lượng phản ứng vô hiệu hóa của ngân hàng

trung ương đối với việc các dòng vốn dự trữ là từ thặng dư tài khoản vãng lai, từ dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI hay từ dòng vốn phi FDI.24 Tác giả cũng điều tra xe m liệu những phản

23

Sự gia tăng mức độ vô hiệu hóa có ý nghĩa trong cả 2 trường hợp Argentina và Brazil ở Bảng 1. Tác giả đã kiểm định các thành tố khác của chính sách tiền tệ nội địa với GDP danh nghĩa, nhưng không cho thấy bất kỳ điểm gãy nào trong phản ứng với biến này. Rõ ràng là việc cho một vi phạm trong phản ứng lại lạm phát, như trong cột (3) Bảng 2, tiếp nhận ảnh hưởng của một điểm gãy trong điều kiện vô hiệu hóa. Kết quả t rong bảng 2 về Argentina thì đặc biệt mơ hồ vì hệ số t ương quan với dòng vốn dự trữ t hì dương và có ý nghĩa; t rong trường hợp hệ số tương quan lạm phát thì không thường đạt giá trị tuyệt đối lớn cũng như có ý nghĩa.

24

Nếu các ngân hàng t rung ương không nhạy cảm với bất kỳ lo ngại nào về độ lớn tương đối của các thành ph ần khác nhau trong cán cân thanh toán, điều này kỳ vọng các hệ số hồi quy thích hợp sẽ không có ý nghĩa. Thảo luận về các rủi ro tăng trưởng của "tiền nóng" cho thấy NHT Ư thực sự có thể điều chỉnh các chính sách của mình để phản ánh sự quan tâm lớn hơn đối với "tiền nóng” thay vì với các dòng vốn FDI.

TCNHĐ2 SỰ VÔ HIỆU HÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN T Ệ VÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH T OÀN CẦU

ứng có thay đổi cùng một lúc khi ngày bắt đầu trong phản ứng vô hiệu hóa được nhận diện sớm hơn hay không. Để phù hợp với các kết quả phân tích hồi quy trước, tác giả đo lường các biến thay đổi cứ mỗi bốn quý được lấy với tỷ lệ cung tiền dự trữ.25

Như thể hiện trong cột (2) của Bảng 3, phản ứng vô hiệu hóa khi dòng vốn dự trữ là

dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thì thấp hơn (về giá trị tuyệt đối, tức là |β1| <|β0|, |β1| <|β2|) ở một số nước, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore, cũng như Brazil và Mexico (các phản ứng vô hiệu hóa liên quan đến tài khoản vãng lai). Những khác biệt này có ý nghĩa thống kê đối với Trung Quốc (liên quan đến dòng vốn đầu tư gián tiếp), Thái Lan (liên quan đến thặng dư tài khoản vãng lai), Malaysia, Singapore (liên quan đến các tài khoản vãng lai), và Brazil. Cột (3) Bảng 3 chỉ ra mố i tương quan giữa các thành phần trong cán cân thanh toán với các biến giả DumBreak để phát hiện xem liệu có sự nhạy nhiều hơn hay ít hơn của các yếu tố trong cán cân thanh toán những năm gần đây. Phù hợp với những phát hiện của tác giả trong Bảng 1, chúng ta thấy có sự nhạy cảm hơn (nhiều hệ số có dấu âm hơn) trong các trường hợp của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia (dù không đúng với cán cân tài khoản vãng lai của Malaysia), và Ấn Độ (mặc dù không phản ứng với dòng FDI, vì các phản ứng đã giảm đáng kể).

25

Dữ liệu hàng quý dựa trên số liệu về cán cân thanh toán bằng đồng đô la được quy đổi ra đơn vị tiền tệ nội địa (sử dụng giá cả bình quân hiện hành trong nước của đồng đô la ở mỗi quý).

TCNHĐ2 SỰ VÔ HIỆU HÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN T Ệ VÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH T OÀN CẦU

Ghi chú: Bảng báo cáo cho thấy hệ số hồi quy về tín dụng nội địa ròng của NHTƯ dựa trên thặng dư tà i khoản vãng lai tích lũy qua 4 quý (CA), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (NFDI), và dòng vốn đầu tư gián tiếp (non-NFDI) thể hiện bằng nội tệ, tất cả được lấy theo tỷ lệ với cung tiền dự trữ có độ trễ (RM), ln(GNP) là % thay đổi qua bốn quý trong GDP danh nghĩa, và DumBreak là một biến giả biểu thị điểm bắt đầu vô hiệu hóa hoàn toàn trong trạng thái vô hiệu hóa. Các sai số chuẩn Huber-White trong ngoặc đơn; các sai số chuẩn Newey-West được hiệu chỉnh tương quan chuỗi lên đến 8 quý trong các dấu ngoặc vuông. Thống kê F với giả thuyết không có bất bình đẳng, kiểm định ý nghĩa thống kê của phần dư của mô h ình. Bảng kết quả không chỉ ra khi nào hệ số về dòng vốn FDI vượt quá hệ số về thặng dư cán cân tài khoản vãng lai hay về dòng vốn non-FDI, mà chỉ xác định bằng dấu “>”. Hằng số không được đề cập. Ý nghĩa ở mức 1% , 5%, 10% tương ứng v ới các dấu ***, **, *.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Sự vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ, và hội nhập tài chính toàn cầu (Trang 27 - 30)