IV. CỦNG CỐ, CHIA SẺ VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN: VÍ DỤ VỀ CƠ SỞ CÁC DỮ LIỆU GERICO
b. Phát triển mảng quản lý rủi ro trong dự án
Đô thị hóa mạnh mẽ và nhanh chóng gây khó khăn không những cho việc phối hợp giữa các chính sách về cơ sở hạ tầng để phòng chống ngập lụt và các dự án bất động sản, mà còn cho việc tuân thủ các qui định đề ra.
Trước mắt, việc sáp nhập các đơn vị có chức năng quản lý nước thành một đơn vị duy nhất sẽ cho phép tối ưu hóa nguồn nhân lực và kỹ thuật, chia sẻ thông tin tốt hơn và phát triển cách tiếp cận liên ngành.Phát triển cách tiếp cận toàn diện trong thẩm định dự án. Tổ thẩm định dự án nên bao gồm ít nhất là đại diện của các cơ quan về quy hoạch, quản lý nước, không gian xanh và xây dựng.
Chính quyền cần xác định rõ ngay từ đầu các yêu cầu của mình đối với vấn đề về nước và thể hiện yêu cầu này trong điều kiện sách. Điều này tạo thuận lợi cho sự hợp tác thật sự giữa chính quyền và nhà đầu tư để cùng lập dự án.
Các yêu cầu của chính quyền đối với dự án không chỉ nằm ở khía cạnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mà còn ở hình dáng đô thị, công trình xây dựng sao cho phù hợp nhất với mục tiêu giảm tối đa lưu lượng nước cần phải thoát (trữ nước mưa trên mái công trình, giảm bêtông hóa mặt đất, xử lý đất,…).
Khuyến nghị: Phương pháp Quy hoạch đô thị Thân thiện với Môi trường của ADEME có thể phù hợp với nhu cầu của các Sở, ban ngành ở Việt Nam.
ADEME, Cơ quan quản lý Môi trường và Năng lượng là một cơ quan công dưới sự bảo trợ của Bộ Sinh thái và Phát triển Bền vững, Giao thông vận tải và Nhà ở, Bộ Đại học và Nghiên cứu và Bộ Kinh tế Tài chính và Công nghiệp.
ADME đã phát triển Phương pháp quy hoạch đô thị thân thiện với môi trường. Phương pháp này được áp dụng cho các dự án đô thị, từ lập quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết và thiết kế cơ sở. Mục tiêu của phương pháp này là tạo điều kiện phát huy giá trị của môi trường trong các dự án quy hoạch đô thị để phát triển các khu đô thị và nông thôn tiết kiệm tài nguyên, giảm nhu cầu đi lại và dễ quản lý…
Nguồn: ADEME, http://www2.ademe.fr
Các khuyến nghị trên có thể áp dụng cho các dự án trong tương lai. Đối với đô thị hiện hữu và các khu vùng ven đang phát triển thách thức nằm ở:
1. Sự xuất hiện của các khu phát triển tự phát. 2. Công tác quản lý các khoảng không gian đã được đô thị hóa.
Đối với hai khu vực này, các hướng hành động có thể là:
‐ Sử dụng một số đường giao thông để thoát nước khi cần thiết.
‐ Sử dụng các công viên hay cơ sở hạ tầng thể thao để trữ nước tạm thời khi cần thiết.
‐ Ban hành quy định về quy hoạch, xây dựng đối với các dự án cải tạo đô thị theo hướng giảm thiểu lượng nước mưa chảy tràn và theo hướng xây dựng xanh. Chú ý đến quy mô dự án để đảm bảo hiệu quả về khả năng thoát nước và khả thi về kinh tế. Cũng cần thông tin, tuyên truyền cho người dân về “Văn hóa ứng xử với rủi ro” để người dân ý thức được tác hại và hậu quả của các hành vi xả rác vào kênh rạch.
82 83
Phần 3
Partie 3
Des moyens de sensibilisation de la population au risque peuvent également être mis en œuvre. Des exemples existent, mais ils doivent être adaptés au mode de vie local : à Cherbourg, ville portuaire française, un éclairage à intensité variable suit le rythme de la marée, manière de rappeler aux habitants que leur environnement est vivant et mouvant ; en Autriche, un programme de sensibilisation à l’environnement est diffusé à la TV au prime time (à 20h) ; en Thaïlande, un film animé a été réalisé et diffusé sur Internet pour expliquer de manière humoristique les causes des inondations à Bangkok et les mesures qui ont été mises en place.
Des programmes spécifiques à l’attention des enfants peuvent également être développés.