2 1 Đặc điểm địa-chất kiến tạo:

Một phần của tài liệu Xử lý số liệu bản đồ mô hình số độ cao (DEM) khu vực tây nguyên phục vụ cho nghiên cứu địa động lực (Trang 34 - 40)

Khu vực Tây nguyên trên bản đồ địa chất Pliocen-đệ tứ bao gồm các thành tạo trẻ sau:

Miocen thượng

Hệ tầng Sông Ba (N13 sb)

Vùng nghiên cứu, hệ tầng Sông Ba phân bố chủ yếu trong phạm vi thung lũng sông Ba, đoạn từ rìa phía bắc Vùng nghiên cứu kéo dài về đông nam tới khu vực Xạ Thu. Các trầm tích này gặp hạn chế tại vách xâm thực của các sông suối ở khu vực Ma Múc, Cheo Reo và dạng thềm, gò sót ở Ai Nu, Phú Túc; ngoài ra còn gặp trong các lỗ khoan.

Mặt cắt địa chất ở khu vực Cheo Reo - Phú Túc - Ai Nu được Trịnh Dánh (1985) mô tả qua các tài liệu ở các vết lộ cũng như trong lỗ khoan từ dưới lên như sau:

- Tập 1: xen kẽ giữa cuội kết, sỏi kết, cát kết. Dày 8-100m.

Đá màu xám trắng, phân lớp dày. Cát kết thường chứa các lớp mỏng bột kết màu nâu xám hoặc nâu vàng, đôi khi xám xanh, chứa phong phú và đa dạng các di tích thực vật với các dạng đặc trưng như Laurus vetusta, Persea sp. , Ocotea foetens, Ficus beauveriei, Quercus sp. , Dipterocarpus sp. , Phragmites oeningensis, . . .

Tập này nằm không chỉnh hợp trên các đá trầm tích, phun trào và xâm nhập tuổi Mesozoi thuộc các hệ tầng Mang Yang, Đray Linh và phức hệ Định Quán, . . .

- Tập 2: chủ yếu là cát kết, cát-bột kết, bột kết. Dày 4-145m. Đá màu xám trắng, loang lổ vàng nâu, không phân lớp hoặc phân lớp yếu. Trong tập này có các lớp mỏng sét kết màu xám trắng, xám nâu, mịn dẻo khi ngấm nước, thường chứa các kết hạch sắt và kết hạch vôi. Cát-bột kết ở Buôn B'lang, ở ngã ba sông Ba và sông Krông Năng, ở đầu cầu Lệ Bắc chứa rất phong phú các di tích thực vật:

Laurus similis, Ocotea foetens, Ulmus carpinoides, Zyziphus miojujuba,

Phragmitesoeningensis, . . .

Bề dày chung của hệ tầng thay đổi từ 12 đến 245m.

Các trầm tích của tập 2 bị phủ không chỉnh hợp bởi các trầm tích Đệ tứ. Dựa theo hoá thạch thực vật, hệ tầng Sông Ba được định tuổi là Miocen muộn.

Pliocen

Phun trào bazan hệ tầng Đại Nga phân bố dưới dạng các mảnh sót nằm trên nền đá granitoiđ ở các khu vực Chơ Ru Tan, bắc núi Chóp Vung, . . . với tổng diện tích khoảng 10km2.

Bazan có cấu tạo đặc sít xen lỗ hổng, màu xám tro, xám sẫm, thành phần biến đổi từ bazan tholeit, plagiobazan đến bazan olivin kiềm.

Bề dày hệ tầng thay đổi từ 10 tới 40m.

Các bazan này phủ trực tiếp trên mặt bào mòn của các đá granitoiđ tuổi Mesozoi, có nơi chúng phủ trên vỏ phong hóa của các đá thuộc hệ tầng La Ngà (J2

ln). Hệ tầng Đại Nga được xếp vào Pliocen dựa vào vị trí địa mạo của hệ tầng.

Hệ tầng Kon Tum (N2 kt)

Vùng nghiên cứu hệ tầng Kon Tum lộ ở khu vực Chư En (thuộc phần bắc thung lũng Krông Pắc) với diện tích khoảng 10km2. Ngoài ra còn gặp trong một số lỗ khoan, nằm dưới bazan hệ tầng Túc Trưng tuổi Pliocen - Pleistocen.

Thành phần của hệ tầng gồm cuội-sỏi kết, cát kết hạt thô tới mịn, bột kết phớt lục, sét màu xám loang lổ trắng vàng trong đó có xen các lớp mỏng bentonit, điatomit và phun trào bazan. Trong các lớp bột kết thu thập được hóa thạch thực vật: Dipterocarpusmyrica, Quercusadvenea, Ficus beauveriei tuổi Pliocen.

Bề dày thay đổi từ 10 đến 100m.

Các trầm tích hệ tầng Kon Tum nằm không chỉnh hợp trên bề mặt bào mòn của các đá tuổi Mesozoi và Paleozoi, phía trên chúng bị phủ bởi các đá bazan hệ tầng Túc Trưng và các trầm tích bở rời Đệ tứ.

Pliocen - Pleistocen

Hệ tầng Túc Trưng (βN2-QI tt)

Hệ tầng Túc Trưng chiếm 95-98% tổng diện tích các đá phun trào bazan trên tờ Buôn Ma Thuột, bao gồm phần lớn trường bazan Buôn Hồ và các lớp phủ nhỏ rải rác ở các khu vực kế cận. Đã có hàng chục lỗ khoan tìm kiếm thăm dò nước dưới đất của Liên đoàn Địa chất 7, khoan qua một phần hoặc toàn bộ chiều dày lớp phủ bazan này.

Mặt cắt đầy đủ của hệ tầng trong tờ Buôn Ma Thuột gồm 4 tập (từ dưới lên trên).

- Tập 1: bazan olivin, bazan olivin-augit, bazan olivin-augit-plagioclas, phần trên bị phong hóa thành đất màu nâu đỏ, dày khoảng 4-5m. Bề dày tập 70-75m.

- Tập 2: bazan 2 pyroxen, bazan olivin-augit-plagioclas, plagiobazan, phần trên đá bị phong hóa thành đất màu nâu đỏ, dày khoảng 3m. Bề dày tập 38-43m.

- Tập 3: bazan olivin-augit, bazan olivin, phần trên bị phong hóa thành đất đỏ, dày 3-4m. Bề dày tập 85-90m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tập 4: bazan plagioclas, bazan olivin-augit-plagioclas, bazan olivin-augit, phần trên bị phong hóa thành đất đỏ, dày 2, 5-10m, có chứa các kết vón laterit. Bề dày tập 25-35m.

Bề dày chung của hệ tầng 218-243m. Có trường hợp chỉ dày 30m hoặc dày tới 250m.

Nhìn chung đá thường có dạng vi hạt hoặc ẩn tinh, màu sắc từ xám, xám đen đến đen; đôi khi trong các tập bazan olivin có các bao thể lerzolit spinel. Đá cấu tạo khối đặc sít hoặc lỗ hổng, hạnh nhân; kiến trúc phổ biến là porphyr với nền đolerit, gian phiến, hiếm hơn có kiến trúc hyalopylit. Thành phần ban tinh chiếm từ 5 đến 15%, gồm olivin, augit, plagioclas, hiếm hơn có hypersten hoặc enstatit. Thành phần khoáng vật nền gồm: plagioclas (anđesin), augit, olivin, paragonit, titanomagnetit, aragonit, thủy tinh núi lửa, ít zeolit.

Đặc điểm thạch địa hóa của hệ tầng tương đối đa dạng và phức tạp. Trên biểu đồ Lebas và nnk. (1986), các bazan này rơi vào các trường từ anđesit bazan, bazan kiềm (Ne), á kiềm (Hy, Q), trachybazan đến bazanit và ít hơn vào trường trachyanđesit bazan. Điều này càng khẳng định mức độ biến thiên mạnh mẽ của các oxyt tạo đá. Hàm lượng các nguyên tố vết cho thấy mức độ chứa Cr, Ni biến thiên lớn, độ chứa Zr, Ba dao động ở mức trung bình, tỷ số Rb/Sr thay đổi lớn từ 0, 0253 đến 0, 0678.

Áp suất, nhiệt độ thành tạo bazan, tính theo công thức Albarode (1992), có sự dao động lớn, từ 7, 58 đến 7, 88 kbar và 1223-1297oC.

Lớp phủ bazan hệ tầng Túc Trưng nằm trực tiếp trên bề mặt bào mòn của các hệ tầng Đray Linh, Ea Sup, Sông Ba. Kết quả phân tích tuổi đồng vị của bazan ở đông bắc Buôn Ma Thuột bằng phương pháp K-Ar (Bazz S. M. và nnk. , 1981) cho giá trị 3, 4±0, 1 triệu năm, tương ứng với Pliocen. Dựa vào cả quan hệ địa chất, hệ tầng Túc Trưng được xếp vào Pliocen-Pleistocen.

Các khoáng sản cần chú ý trong hệ tầng là đá xây dựng, puzolan, nguyên liệu sợi vải công nghiệp. Ngoài ra, ở vùng rìa đông bắc cao nguyên Buôn Hồ cần quan tâm đến đá quý saphir, rubi, zircon trong các tập bazan bão hòa kiềm, không bão hòa silic, giàu titan, magne, sắt, bị phong hóa xâm thực bóc mòn mạnh mẽ.

HỆ ĐỆ TỨ

Khu vực Tây Nguyên, trầm tích Đệ tứ bao gồm các thành tạo có nguồn gốc khác nhau, tuổi từ Pleistocen tới Holocen.

Pleistocen hạ, phần trên Trầm tích sông (aQI3)

Trầm tích thềm bậc IV phát triển dọc thung lũng sông Ba, từ Xạ Thu, Ma Múc tới Ai Nu, cửa sông Ia Rsai, tạo thành các dải thềm rộng từ vài trăm mét tới 4- 5km, độ cao tương đối khoảng 50-70m. Bề mặt tích tụ thềm bị xâm thực, rửa trôi mạnh, tạo các dãy đồi đỉnh vòm, sườn thoải. Các thành tạo đệ tứ còn phân bố dọc các thung lũng suối bậc cao hơn tạo thành từng dải nhỏ.

Trầm tích của thềm được chia làm 2 tập.

- Tập 1: cuội, sỏi, sạn. Cuội hầu hết là thạch anh, ít cuội granitoiđ, kích thước từ vài mm đến 3-4cm, lớn nhất tới 15cm. Độ mài tròn trung bình đến tốt và rất tốt, chọn lọc kém. Khoáng vật nặng: ilmenit, monazit, turmalin, hematit, granat, corinđon, leucoxen, rutil, saphir. Chiều dày 0, 5-1, 2m.

- Tập 2: cát bột xám trắng. Thành phần độ hạt (%): cát = 73, bột = 27. Các thông số độ hạt: Md = 0, 255; So = 2, 53; Sk = 0, 87; P = 0, 276; Q = 0, 707. Khoáng vật tạo đá (%): thạch anh = 70, 43, felspat = 0, 34, ít mảnh vụn đá và khoáng vật sét. Khoáng vật nặng: ilmenit (12, 6kg/m3), zircon, rutil, leucoxen. Chiều dày 4m.

Chiều dày chung 4, 5 - 5, 2m.

Trong các trầm tích này đã tìm thấy một vài dạng bào tử phấn hoa có khả năng định tuổi kém: Cyathea (2 hạt), Polypodiaceae gen. sp. , Poaceae gen. sp. ,

Moraceae gen. sp. (1 hạt), Araucaria (1 hạt).

Các trầm tích thềm IV nằm phủ trên bề mặt bóc mòn đá gốc của hệ tầng Sông Ba tuổi Miocen và bị bazan Pleistocen giữa (βQII) phủ lên. Vì vậy chúng được tạm xếp tuổi là Pleistocen sớm.

Pleistocen trung

Hệ tầng Xuân Lộc (βQII xl)

Khu vực Tây Nguyên, hệ tầng Xuân Lộc gồm các đá bazan lộ ra tập trung ở khu vực phía bắc Buôn Ma Thuột, gắn bó chặt chẽ với các cấu trúc núi lửa còn bảo tồn tốt. Ngoài các đá phun trào dưới dạng dòng chảy dung nham, còn một khối lượng ít các tuf vụn núi lửa gắn bó với các chóp nón núi lửa.

Hệ tầng có từ 1 đến 2 tập bazan olivin, bazan olivin-augit, bazan olivin- augit-plagioclas. Đá có dạng vi hạt hoặc ẩn tinh, màu xám, xám đen, cấu tạo khối đặc sít hoặc lỗ hổng, kiến trúc porphyr với nền vi đolerit, gian phiến hoặc hyalopilit. Bazan phong hóa thành đất đỏ có chiều dày từ 3 đến 15m.

Về đặc điểm thạch địa hóa của hệ tầng, chưa có các tài liệu nghiên cứu. Các đá này giàu magnesi, titan, gần bão hòa kiềm, có tỷ số Rb/Sr tương đối cao, chứa các nguyên tố Cr, Ni, Ce, Hf, Yb, Th, Sc với hàm lượng cao.

Bazan hệ tầng Xuân Lộc ở đây thường phủ trực tiếp trên bazan hệ tầng Túc Trưng và bị phủ bởi các bồi tích Holocen. Tuổi đồng vị của bazan tương tự ở vùng Đức Trọng, Xuân Lộc, đều cho giá trị tương đương Pleistocen giữa, dựa vào đó hệ tầng Xuân Lộc được xếp vào Pleistocen trung.

Các khoáng sản gồm có đá xây dựng, puzolan, nguyên liệu cho vải sợi công nghiệp.

Pleistocen trung - thượng Trầm tích sông (aQII-III)

Bao gồm các trầm tích tạo thềm sông bậc III, độ cao tương đối 20-25m, phát triển dọc theo thung lũng sông Ba, có bề mặt tương đối bằng phẳng, rộng 0, 5-1, 5km. Tại Ma Múc, thành phần từ dưới lên gồm:

- Tập 1: cuội-sỏi lẫn cát-bột. Dày 1m. Thành phần theo độ hạt (%): cuội sỏi = 10-30, sạn sỏi = 40-50; cát = 20-30. Cuội sỏi kích thước từ 1 đến 10-15cm. Thành phần cuội sỏi gồm thạch anh, granit, ryolit, ít mảnh tectit mài tròn. Khoáng vật nặng có vàng: 3 hạt, saphir: 2 hạt; ngoài ra còn ilmenit, monazit, xenotim, turmalin, hematit, cromit, granat, zircon, rutil, anatas, casiterit, cyrtolit (mẫu trọng sa 40dm3). Dày 1m.

- Tập 2: sạn, cát, sét, màu xám trắng. Thành phần theo độ hạt (%): sạn = 60- 65, cát = 14-15, bột = 25. Các thông số độ hạt: Md = 1, 4; So = 4, 43; Sk = 0, 17; Q = 0, 251; P = 0, 683. Thành phần trầm tích gồm (%) thạch anh = 64, 5; felspat = 8, 68; mảnh vụn đá = 1, 38, ilmenit = 0, 11; turmalin = 0, 0012; epiđot = 0, 0012. Dày 1m.

- Tập 3: sạn, cát, bột, màu xám trắng. Thành phần độ hạt (%): sạn = 44, 4; cát = 34, 5; bột = 21. Chứa các bào tử phấn hoa: Gleichenia, Osmunda, Selaginella, Taxodium, Cycas, Betula. Dày 2, 5m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiều dày chung 4, 5m.

Hệ tầng vừa mô tả nằm không chỉnh hợp trên cát kết phân lớp dày của hệ tầng Sông Ba.

Pleistocen thượng, phần trên Trầm tích sông (aQIII3)

Bao gồm các trầm tích tạo thềm bậc II của sông Ba và các phụ lưu lớn. Bề mặt thềm khá bằng phẳng, chia cắt yếu, độ cao tương đối 10-15m. Mặt cắt đặc

trưng được nghiên cứu ở vách xâm thực, cách cầu Lệ Bắc khoảng 400m về phía đông bắc, từ dưới lên gồm 3 tập.

- Tập 1: cuội sỏi cát sạn, có các thấu kính cát và sét nhỏ (dày 0, 3-0, 5m, dài 5-10m). Cuội, sỏi sắp xếp hỗn độn, kích thước cuội từ 5-10cm đến 20cm. Thành phần cuội chủ yếu là ryolit, ít granit, thạch anh, tectit tròn cạnh. Độ mài tròn kém đến trung bình. Khoáng vật trong mẫu trọng sa có: ilmenit, monazit, cromit, granat, vàng (3 hạt), cyrtolit, sphen, anatas, leucoxen, apatit, corinđon. . . (mẫu trọng sa 10dm3). Tầng cuội sỏi này nằm ngang, bề dày ổn định, khoảng 4m.

- Tập 2: cát bột sét lẫn ít sạn, màu xám xanh. Thành phần độ hạt (%): sạn = 13, 15; cát = 28, 65; bột = 24, 4; sét = 32, 8. Thành phần khoáng vật (%) tạo trầm tích: thạch anh = 32, 88; felspat = 6, 41; mảnh vụn đá = 1, 56; limonit = 0, 15; silic = 0, 02. Khoáng vật nặng: ilmenit, turmalin, leucoxen. Dày 1m.

- Tập 3: cát, bột, sét, ít sạn, màu nâu đỏ, xám vàng. Thành phần độ hạt (%): cát = 46, 8; sạn = 2, 5; bột = 30, 7; sét = 20. Thành phần khoáng vật (%): thạch anh = 41, 68, felspat = 6, 78; mảnh vụn đá = 0, 53; zircon, ilmenit, leucoxen. Dày 4m.

Chiều dày chung 9m.

Dọc theo thung lũng sông Ba và các phụ lưu lớn của nó, ở các vị trí khác nhau, thành phần cuội sỏi và khoáng vật nặng thay đổi, tùy thuộc vào đá gốc mà sông suối cắt qua, nhưng vị trí địa mạo, độ cao tương đối của chúng ít thay đổi. Trầm tích có chứa tectit tròn cạnh ở nhiều nơi. Chúng nằm không chỉnh hợp trên cát kết và sét kết phân lớp dày của hệ tầng Sông Ba.

Holocen hạ - trung

Trầm tích sông (aQIV1-2)

Các trầm tích này phân bố ở dạng thềm sông và suối bậc I trong vùng có độ cao tương đối 6-9m. Mặt cắt tại Củng Sơn gồm 3 tập.

- Tập 1: cuội, sỏi, cát, sạn. Kích thước cuội sỏi từ vài cm đến 20-30cm, thành phần chủ yếu là thạch anh, ngoài ra còn có granit, ryolit, ít hòn quarzit, tectit tròn cạnh. Độ mài tròn trung bình đến tốt. Khoáng vật nặng có vài hạt vàng, saphir, casiterit. Dày 2, 5-3m.

- Tập 2: cát pha sét màu xám vàng. Dày 2m.

- Tập 3: sét bột pha cát màu xám vàng. Dày 1m. Chiều dày chung 5-6m.

Ngược dòng sông Ba về phía Phú Túc, Cheo Reo, chiều dày trầm tích tạo thềm tăng lên tới 12-13m. Tập sét bột pha cát ở trên chính là tầng sản phẩm tạo các mỏ sét gạch ngói cỡ lớn, có chứa bào tử phấn hoa tuổi Holocen sớm-giữa.

Holocen trung - thượng

Trầm tích sông - đầm lầy (abQIV2-3)

Trong các khu vực phát triển đá bazan ở Buôn Ma Thuột, ở thượng nguồn Krông Pách có những đoạn thung lũng thoải, thoát nước kém, tạo điều kiện hình thành các tầng trầm tích aluvi-đầm lầy, bề dày thay đổi từ 1 vài đến 5m.

Trầm tích thường gặp là sét bột hoặc sét bột lẫn ít cát sạn, màu xám, xám đen, chứa di tích thực vật, mùn thực vật và than bùn.

Than bùn có hàm lượng mùn, độ hấp thụ đạm amoniac tốt, có thể sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ.

Holocen thượng

Trầm tích sông (aQIV3)

Các trầm tích này thường tạo các bãi cát cuội sỏi ven lòng hoặc các bãi bồi cao từ 1 đến 2-3m, phát triển dọc các thung lũng suối từ cấp 3 trở lên, chiều rộng từ vài mét đến hàng trăm mét. Thành phần gồm cuội, sỏi, cát, cát-sét, thay đổi nhiều tùy thuộc vào nền đá gốc mà sông suối cắt qua. Sạn sỏi cát chiếm tới 90%, bột rất ít. Md = 0, 2-1, 4; So = 1-2, 5; Sk = 0, 2-2, 2; Q = 0, 22-0, 26; P = 0, 67-0, 69.

Chiều dày chung từ 1 đến 4m.

Khoáng vật nặng có vàng, casiterit, saphir, rubi. Các mỏ cuội sỏi liên quan đến các thành tạo này.

Một phần của tài liệu Xử lý số liệu bản đồ mô hình số độ cao (DEM) khu vực tây nguyên phục vụ cho nghiên cứu địa động lực (Trang 34 - 40)