Tính doanh thu cho một chu kỳ sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình modul tiêu thụ sản phẩm rau an toàn (Trang 36 - 41)

3. Tính doanh thu và chi phí cho 1chu kỳ sản xuất

3.2. Tính doanh thu cho một chu kỳ sản xuất

Khi doanh thu được nhận dạng tiền mặt cho một loại rau được trồng và bán trong cùng một thời điểm thì việc xác định sẽ dễ dàng và chính xác

* Công thức tính doanh thu cho một loại rau được tính theo công thức:

Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá

Việc ước đoán sản lượng và giá cả của một loại rau phải căn cứ vào rất nhiều thông tin

+ Thời tiết + Dịch bệnh

+ Giá cả thị trường

+ Nhu cầu người tiêu dùng + Thời điểm tiêu thụ……….

Bên cạnh đó chúng ta có thể dự đoán sản lượng của các loại rau cho năm tới dựa trên các số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá khứ nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể

Ví dụ: Tính doanh thu của rau cà chua vụ thu đông/sào: Cà chua năng suất dự kiến 1800 kg/sào. Với giá bán 10.000 đồng/kg

Doanh thu = 1.800 x 10.000 = 18.000.000 đồng

* Công thức tính doanh thu cho nhiều loại rau được tính theo công thức:

Tổng doanh thu = Doanh thu rau cải + Doanh thu cà chu + Doanh thu dưa chuột…

Bài tập 1: Lên bảng dự toán chi phí sản xuất cho 3 loại rau bắp cải, cà chua,

dưa chuột trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Công việc của nhóm: Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu, nhân công, tiêu thụ, tiền vay và lập dự toán tổng chi phí

- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính - Địa điểm: Lớp học

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:

+ Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định + Chi phí nguyên vật liệu

+ Chi phí nhân công + Chi phí tiền vay

+ Lập dự toán tổng chi phí

Bài tập 2: Lập bảng lợi nhuận của một vườn sản xuất rau trong một chu kỳ sản

xuất kinh doanh ( vườn sản xuất rau có 3 loại cây)

- Công việc của nhóm: Tính tổng chi phí, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính

- Địa điểm: Lớp học

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 7 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Lập dự toán tổng chi phí

+ Tổng doanh thu + Tổng lợi nhuận

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm rau là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau an toàn; được giảng dạy cuối cùng và trước mô đun sản xuất nhóm rau ăn củ, Mô đun thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm rau cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng rau an toàn, được thực hiện chủ yếu ở ruộng sản xuất rau và địa điểm bán sản phẩm rau.

II. Mục tiêu:

- Xác định được các thời điểm thu hoạch rau đáp ứng được nhu cầu của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng;

- Trình bày được nội dung quản bá sản phẩm, cách bày sắp xếp sản phẩm rau an toàn;

- Thực hiện việc thu hoạch, đóng gói sản phẩm rau; - Thực hiện bán được sản phẩm rau an toàn;

- Phân tích được hiệu quả kinh tế của sản phẩm rau an toàn.

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài

Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số thuyết Lý Thực hành Kiể m tra*

MĐ 06-01 Quảng bá giới thiệu sản phẩm

Tích hợp

Lớp học/

Thị trường 8 2 6

MĐ 06-02 Chuẩn bị địa điểm bán hàng Tích hợp Lớp học/ Thị trường 8 1 7 MĐ 06-03 Thực hiện bán hàng Tích hợp Lớp học/ Thị trường 8 1 7 MĐ 06-04 Hạch toán hiệu quả

kinh tế

Tích hợp

Lớp học

14 2 10 2

Kiểm tra hết mô đun 2 2

Cộng 40 5 33 4

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

- Nguồn lực cần thiết:

Dụng cụ, nguyên vật liệu quản bá, sắp xếp, tính toán sản phẩm rau an toàn Giấy A4 , bút

- Cách chức tổ chức thực hiện:

Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Tiêu thụ sản phẩm rau

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Quản bá giới thiệu sản phẩm

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Thiết kế mẫu tờ rơi quản cáo cho sản phẩm rau an toàn

- Quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá

- Tổ chức thực hiện quản bá sản phẩm rau

- Quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá

5.2. Bài 2: Chuẩn bị địa điểm bán hàng

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Trưng bày sản phẩm rau - Giám sát, tổ chức cho các nhóm lên trình bày ý tưởng trưng bày sản phẩm

5.3. Bài 3: Bán hàng

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Đóng kịch bán sản phẩm rau an

toàn

- Quan sát thực hiện của học viên, tổ chức các nhóm lên diễn kịch bản

5.4. Bài 4: Hạch toán hiệu quả kinh tế

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Lên bảng dự toán chi phí sản xuất cho 3 loại rau bắp cải, cà chua, dưa chuột trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo

- Lập bảng lợi nhuận của một vườn sản xuất rau trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh ( vườn sản xuất rau có 3 loại cây)

- Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm hoa. Nhà xuất bàn

Lao động xã hội.

[2]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị trường.

Nhà xuất bàn Lao động xã hội.

[3]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo “ Giải pháp bán hàng – Bí quyết tạo khách hàng cho những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm. NXB. Tổng hợp TP HCM

2010

BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thư ký: Ông Phạm Văn Hiếu - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

4. Các ủy viên:

- Ông Cù Xuân Phương, Trại trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

- Ông Phùng Trung Hiếu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ

- Ông Phạm Xuân Dung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Cộng đồng Hà Nội

- Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

11. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Các ủy viên:

- Ông Phạm Quốc Hoàn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

- Ông Hồ Tấn Mỹ - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp Lâm Đồng

- Bà Nguyễn Thị Huyền - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.

Một phần của tài liệu Giáo trình modul tiêu thụ sản phẩm rau an toàn (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)