Mục tiêu cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh CPH ở VN.doc (Trang 26 - 29)

Mục tiêu CPH DNNN là một vấn đề luôn luôn đợc Đảng và Chính phủ quan tâm nghiên cứu xác định. Đại hội Đảng lần thứ VIII chủ trơng “Triển khai tích cực và vững chắc việc CPH DNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản Nhà nớc ngày càng tăng lên, không phải để t nhân hoá”.

Nghị định 28/ CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về “Chuyển một số DNNN thành CTCP” khẳng định: “CPH DNNN là huy động vốn của công nhân viên chức trong DN , cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nớc để đổi mới đầu t công nghệ, phát triển doanh nghiệp và tạo điều kiện cho những ngời góp vốn và công nhân

viên chức trong doanh nghiệp có cổ phần đợc nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả”.

Theo “Đề án thí điểm chuyển một số DNNN sang CTCP” ban hành theo Quyết định 202-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trởng (nay là Thủ tớng Chính phủ) thì mục tiêu của CPH bao gồm:

- Chuyển một phần quyền sở hữu tài sản của Nhà nớc thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .

- Huy động một khối lợng vốn nhất định ở trong và ngoài nớc để đầu t cho sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện để ngời lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp .

Với ba mục tiêu trên có thể thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các DNNN cần đợc giải quyết một cách cơ bản. CPH là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề cơ bản này, đồng thời tạo ra một mô hình doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trong nền kinh tế thị trờng và đáp ứng yêu cầu của kinh doanh hiện đại. So với mục tiêu CPH của nhiều nớc trên thế giới, mục tiêu đặt ra ở nớc ta đợc lựa chọn cơ bản và khiêm tốn hơn, không đặt ra quá nhiều và quá cao nh ở một số nớc. Tuy nhiên, nếu thực hiện đợc mục tiêu nêu trên thì sẽ tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu khác nh: giảm gánh nặng trợ cấp từ ngân sách Nhà nớc, thu hút đợc các nguồn vốn đầu t trong và ngoài nớc để đầu t đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trờng, hình thành TTCK và sở giao dịch chứng khoán.

Để đẩy mạnh CPH các DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng, ngày 29/6/1998 Chính phủ đã ra quyết định số 44/1998/NĐ-CP “Về chuyển một số DNNN thành CTCP” nhằm hai mục tiêu sau:

- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nớc để đầu t đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN.

- Tạo điều kiện để ngời lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những ngời đã góp vốn đợc làm chủ thực sự ; thay đổi phơng thức quản lý , tạo động lực

thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nớc, nâng cao thu nhập của ngời lao động, góp phần tăng trởng kinh tế của đất nớc.

Qua những văn bản cơ bản trên có thể khẳng định các mục tiêu của CPH đã đợc xác định một cách rõ ràng và nhất quán. Song phải chăng coi huy động vốn để phát triển doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu, nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu hàng thứ, hay hai mục tiêu ở vị trí ngang bằng nhau.

Huy động vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu để đẩy nhanh công cuộc CNH- HĐH đất nớc. Đó cũng là điều kiện tối quan trọng để nâng cao hiệu quả cạnh tranh, mở rộng sản xuất kinh doanh của các DN. Hiện nay vốn kinh doanh đang là một trong những vấn đề nan giải của các DN. Để huy động vốn, doanh nghiệp phải đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó khả năng kinh doanh có hiệu quả đợc coi là điều kiện tiên quyết. Đặt việc huy động vốn cho phát triển DN nh một mục tiêu hàng đầu sẽ gây cảm nhận việc CPH xuất phát từ yêu cầu giải quyết khó khăn của Nhà nớc trong việc đảm bảo vốn DN. Điều đó đến lợt mình, có thể lại gây trở ngại cho việc thực hiện chính mục tiêu ấy, ngời lao động không thấy đợc động lực kinh tế trực tiếp trong việc góp vốn của mình. Trong cơ chế thị trờng, để thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN nằm ở sự gắn bó mật thiết giữa quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng tài sản của DN, xác định rõ ngời chủ đích thực của các tài sản đó. Việc huy động thêm vốn từ CPH là điều kiện xác lập ngời chủ một bộ phận tài sản của DN, ngời chủ ấy cùng với ngời đại diện Nhà nớc ở DN quản lý điều hành hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Hơn nữa, việc huy động thêm vốn chỉ là phơng tiện thiết yếu để đạt tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế mà thôi. Nếu không đợc quản lý sử dụng tốt số vốn đợc huy động đó mà cũng không thể mang lại hiệu quả mong muốn.

Theo những lập luận trên, mục tiêu hàng đầu CPH là thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo vai trò làm chủ thực sự của những ng-

ời chủ sở hữu tài sản . Huy động thêm vốn bằng bán cổ phần và phát hành cổ phiếu là điều kiện cần thiết để tạo thành những ngời chủ đích thực của doanh nghiệp , nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào sử dụng vốn hiện có và vốn huy động thêm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh CPH ở VN.doc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w