Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn từ 11/2004 đến 31/12/2006 Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Tổng dư nợ cho vay 1.136.000.000 113.909.084.864 202.923.376.843
a) Đồng Việt Nam: 1.136.000.000 54.446.667.253 75.327.333.208
-Tổng dư nợ cho vay
+Dư nợ ngắn hạn +Dư nợ trung và dài hạn
936.000.000 40.711.237.603 65.279.490.310 200.000.000 13.735.429.650 10.047.842.898
b) Ngoại tệ:
0 59.462.417.611 127.596.043.635 -Tổng dư nợ cho vay
+Dư nợ ngắn hạn
+Dư nợ trung và dài hạn
0 31.645.927.789 98.130.040.458 0 27.816.489.822 29.466.003.177
Nguồn: số liệu về tình hình cho vay vốn của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2004 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).
Theo các số liệu thu thập được, thì nhìn chung là tình hình cho vay của chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hưng Yên rất khả quan.
Qua bảng 5, ta đã thấy được lượng vốn cho vay trong năm 2006 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2005: từ 114 tỷ lên đến 204 tỷ. Đây là một con số đáng mừng, vì nó không chỉ phản ánh nguồn thu của chi nhánh sẽ tăng lên, mà nó còn phản ánh tình hình phát triển của các doanh nghiệp ở khu vực Hưng Yên và các vùng lân cận đang phát triển rất tốt, và họ đang mở rộng sản xuất, đầu tư mạnh hơn nên nhu cầu vốn đang tăng cao như vậy. Điều này cũng hoàn tòan phù hợp với hoàn cảnh thực tế, bởi vì nước ta đang trong thời kì phát triển nhanh và nóng.
Bảng 5: Biểu đồ tổng dư nợ cho vay trong năm 2005 và 2006 Đơn vị: tỷ đồng 0 50 100 150 200 250 2005 2006
Tổng dư nợ cho vay
Nguồn: số liệu về dư nợ của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2005 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).
Xét về cơ cấu vốn cho vay, thì một đìều đang mừng là ngoại tệ chiếm nhiều hơn so với đồng Việt Nam, bảng 6 dưới đây sẽ mô tả cụ thể
Bảng 6: Biểu đồ cơ cấu vốn cho vay trong năm 2005 và 2006 Đơn vị: tỷ đồng 0 20 40 60 80 100 120 140 2005 2006 Đồng Việt Nam Ngoại tệ
Nguồn: số liệu về vốn vay của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2005 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).
Vốn cho vay mà ngoại tệ nhiều hơn, đồng nghĩa với việc khác hàng chíến lược của chi nhánh không phải là cá nhân, các công ty làm ăn trong nước, mà là các công ty có triển vọng, và có quan hệ làm ăn với nước ngòai, họ thường sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch của mình. Ngoại tệ là một thế mạnh của ngân hàng ngoại thương, do đó chiến lược này là hòan tòan chính xác và hợp với tình hình hiện tại cũng như trong tương lai khi có nhiều doanh nghiệp nước ngòai vào làm ăn ở Việt Nam hơn. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp làm ăn với nước ngòai thường là nhưng doanh nghiệp có triển vọng và có độ rủi ro thấp, khả năng thanh tóan cao, do đó việc chọn chiến lược này là một quyết định hoàn tòan chính xác của lãnh đạo chi nhánh. Trong quá trình thực tập, tôi có hỏi thêm số liệu về dư nợ quá hạn cũng như nợ xấu thì được giám đốc và trưởng phòng PR cung cấp thông tin sau:
- Về các sản phẩm thì chi nhánh ngân hàng cung cấp chủ yếu là các sản phẩm liên quan đến thanh tóan quốc tế, bảo lãnh như L/C, kinh doanh ngoại tệ.
- Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp làm ăn với nước ngòai, nợ xấu của ngân hàng hầu như không có, bởi trường hợp muộn nhât mà các doanh nghiệp nộp hoàn trả tiền gốc và lãi là chậm từ 3 ngày đến 1 tuần. Còn lại thì hầu hết họ xin gia hạn.
Tuy đây là thông tin chủ quan, chưa có số liệu cụ thể (do nguồn số liệu này không được tiết lộ cho người ngòai ngân hàng) nhưng qua thực tiễn thực tập và tôi có đi khảo sát thực tế, trên khu vực Hưng Yên có rất nhìều các ngân hàng khác như TechcomBank, AgriBank, ACB… họ đều có trụ sở, có đủ sảm phẩm, tuy vậy hầu hết các doanh nghiệp đều tìm đến chi nhánh VCB để thực hiện tín dụng. VCB có thế mạnh ở mảng thanh tóan quốc tế và liên ngân hàng, ngòai ra thì chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hưng Yên cũng tận dụng được thế mạnh vốn có của mình, đó là mảng thương mại và bảo lãnh quốc tế.
Sau khi xử lí các số liệu về tình hình cho vay, tôi đã rút ra được bảng sau:
Bảng 7: Cơ cấu kì hạn của các khoản cho vay trong năm 2005 và 2006 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Cho vay ngắn hạn 72.357.165.392 64% 163.409.530.768 81% Cho vay trung
và dài hạn
41.551.919.472 36% 39.513.846.075 19%
Tổng dư 113.909.084.864 100% 202.923.376.843 100%
Nguồn: số liệu về vốn vay của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2005 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).
Theo các số liệu khi đã qua xử lí, ta có thể nhận ngay ra một điều, đó là trong cơ cấu vốn cho vay, thì cho vay ngắn hạn chiếm phầm lớn, phần đáng kể so với cho vay trung và dài hạn: trong năm 2005 là 64% so với 36% của trung và dài hạn. Đến năm 2006 thì con số này nhẩy lên 81% trên tổng nguồn vốn cho vay. Nếu xét về số tuyệt đối thì cho vay trung và dài hạn giảm xuống, còn ngắn hạn thì tăng hơn 2 lần: từ 72 tỷ năm 2005 lên 163 tỷ năm 2006.
Bảng 8: Biểu đồ Cơ cấu vốn cho vay ngắn hạn và dài hạn 2005 – 2006 Đơn vị: tỷ đồng 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn
2005 2006
Nguồn: số liệu về vốn vay của chi nhánh Ngân hàng Ngoai thương Hưng Yên 2005 – 2006 (lấy từ hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy của chi nhánh - phòng PR).
Điều này hoàn tòan có thể giải thích lí do vì sao nợ xấu của chi nhánh là thấp và hoàn tòan không có, đó là bởi vì kì hạn của các khoản vay chủ yếu là ngắn, do đó ít biến động và rủi ro thấp, nhờ đó khả năng thu hồi vốn cao. Cơ cấu này cũng thể hiện rằng, khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ có nhu cầu mở rộng sản xuất và kinh doanh nhưng ở mức độ còn thấp. Tuy vậy uy tín của chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hưng Yên là cao và ngày được các doanh nghiệp tin tưởng.
Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện các hình thức thanh tóan quốc tế bao gồm:
+ Thanh toán nhờ thu. + Thanh tóan tín dụng.
+ Thanh tóan theo phương thức chuyển tiền
Tóm lại, xét về tình hình cho vay của chi nhánh nói chung là tốt, cơ cấu mặc dù theo đúng truyền thống của ngân hàng nhưng như vậy còn hơi bất hợp lí, tỉ lệ cho vay ngoại tệ còn cao, cơ cấu vốn cho vay dài hạn chiếm tỉ trọng thấp. Tóm lại cần phải có chiến lược để giữ khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng cho vay sang các mảng khác như cho vay trong nước, bảo lãnh… để không đánh mất khách hàng. Làm sao có thể đa dạng hóa được sản phẩm, giảm tối thiểu rủi ro có thể xảy ra khi có biến động. Hơn thế nữa, sau này khi kinh tế phảt triển thì khách hàng
trong nước sẽ là phần chính, do đó cần phải nâng cao uy tín và hình ảnh của mình, mở rộng sản phẩm để có được thị phần tốt hơn.