Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng NHNo & PTNT Hà

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây.DOC (Trang 63 - 68)

NHNo & PTNT HÀ TÂY

Để đạt được mục tiêu đề ra cho công tác tín dụng năm 2004 và những năm tiếp theo, ngoài việc phát huy tốt các việc đã làm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây cần làm tốt một số biện pháp sau:

II.1. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Trên thực tế, một số khách hàng vay tiền tại NHNo & PTNT Hà Tây, sử dụng không đúng mục đích đã dẫn đến tình trạng không trả được gốc và lãi cho Ngân hàng. Như vậy, biết được thông tin chính xác về khách hàng là rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngoài việc nhận các thông tin trực tiếp từ khách hàng, Ngân hàng phải tìm cách thu thập, xử lý thông tin, kiểm tra độ tin cậy và hiểu rõ hơn về khách hàng.

Về vấn đề xử lý thông tin: cần phân loại thông tin theo các tiêu thức khác nhau và sắp xếp một cách khoa học, vào các đầu mục để thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm.

Công tác thông tin tín dụng cần áp dụng những kỹ thuật tin học mới nhất. Điều này yêu cầu NHNo HT phải có kế hoạch và dự trù mua phần mềm mới hay nâng cấp phần mềm cũ, tính toán hợp lý các chi phí thông tin để đảm bảo cho sự an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.

II.2. Phân loại khách hàng

Việc phân loại khách hàng rất cần thiết cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Nó giúp cho Ngân hàng thuận tiện trong việc theo dõi quá trình sử dụng

vốn vay của Ngân hàng hạn chế được rủi ro cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng có những chính sách riêng phù hợp với từng nhóm khách hàng.

Phân loại khách hàng có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau nhưng cần phải xem xét một cách toàn diện từ tình hình thực tế của khách hàng, khả năng vay, khả năng thanh toán và đảm bảo tín dụng. Việc phân tích này cũng giúp cho Ngân hàng có một đánh giá sơ bộ về khách hàng của mình và qua đó xem xét giữa nhu cầu vay của khách hàng và điều kiện tín dụng của mình để có các quyết định cần thiết. Một điều cần lưu ý là số liệu dành cho phân tích xếp loại phải chính xác và cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả. Các tiêu chuẩn để đánh giá phải được phổ cập cho các cán bộ sử dụng thành thạo hỗ trợ đắc lực cho việc phân loại khách hàng, giảm bớt thủ tục hồ sơ tín dụng, tạo thuận lợi nhanh chóng cho khách hàng và tránh được rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng.

II.3. Thẩm định dự án tín dụng

Trước tiên, cần hiện đại hoá quy trình thẩm định dự án, ứng dụng phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định, phân tích tài chính, truy cập thông tin, triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý tín dụng cần thiết.

Theo quy chế tín dụng hiện nay, quy định xét duyệt thẩm định dự án cho vay quả là khó khăn, hơn nữa trong quá trình làm việc với khách hàng, có nhiều tình huống mà cán bộ tín dụng khó có thể lường trước được. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng công tác thẩm định đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải hết sức năng động, giải quyết vướng mắc một cách khoa học, logic.

Quy trình thẩm định đối với mỗi dự án gồm 3 bước:

- Tiếp nhận hồ sơ.

Phân tích các nội dung trong văn bản để đánh giá tính pháp lý và tính khả thi.

Phân tích chi phí, nguồn vốn trả nợ và tái đầu tư, thời hạn cho vay, lịch trả nợ, điều kiện đảm bảo...

- Thực hiện hợp đồng tín dụng và theo dõi khoản vay.

Những bước này phải được thực hiện tuần tự, không thể bỏ qua hay bỏ cách bước nào. Việc phân tích tín dụng nhằm kiểm tra và đảm bảo tính pháp lý, tính khả thi và hiệu quả của hoạt động tín dụng trong đó phải quan tâm đến các rủi ro tiềm ẩn để nhằm giúp khách hàng và do đó giúp ngân hàng tránh được sự giảm sút hiệu quả tín dụng.

Bước thứ ba cũng khá quan trọng, phải kiểm tra từ trước cho đến trong và sau khi ký hợp đồng tín dụng.

II.4. Tăng cường giám sát trong suốt quá trình cho vay

Một là, Việc giám sát sẽ giúp NHNo & PTNT HT kiểm soát được hành vi của người vay vốn, đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng mục đích. Nếu giám sát không chặt chẽ sẽ tạo ra những lỗ hổng cho khách hàng sử dụng vốn sai với dự án, phương án làm phát sinh những rủi ro tín dụng mới mà Ngân hàng không biết và không lường trước được.

Việc kiểm tra giám sát phải được thực hiện thông qua việc xem xét các báo cáo tài chính định kỳ của khách hàng và các giấy tờ có liên quan, ngoài ra còn có sự kiểm tra thực tế cơ sở.

Bên cạnh việc kiểm tra quá trình sử dụng tiền vay, cán bộ cũng đặc biệt phải lưu ý tới tài sản thế chấp của khách hàng, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giảm so với giá ban đầu thế chấp thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng.

Cán bộ tín dụng phải nắm rõ các nguồn thu của khách hàng và yêu cầu khách hàng phải thực hiện việc thanh toán cho đơn vị qua Ngân hàng. Việc thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách hàng là một phương thức để đánh giá tình trạng tài chính của họ. Nếu phát hiện tình trạng có thể xấu đi, phải yêu cầu khách hàng điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc tìm biện pháp để thu nợ ngay cả những khoản vay chưa đến hạn. Cán bộ tín dụng không được để “tình cảm” chi phối trong công việc, kiên quyết xử lý một cách đúng đắn, đảm bảo thu hồi nợ vay.

Hai là, Kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo, của bộ phận kiểm soát nội bộ đối với bộ phận tín dụng.

II.5. Xử lý nợ xấu

Để sớm làm lành mạnh tình trạng nợ xấu, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu cần phân loại nợ xấu trên cơ sở các tiêu thức: nguyên nhân phát sinh, khả năng thu hồi, tài sản đảm bảo nợ, đối tượng khách để xếp vào các nhóm và xử lý theo tinh thần văn bản hướng dẫn. NHNo & PTNT Hà Tây cần thực hiện nghiêm chỉnh việc trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.

Hai là, để đảm bảo kiểm soát được rủi ro Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Tây cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng và quản lý rủi ro, đó là:

Tổ chức mô hình quản lý tín dụng theo nhóm khách hàng, có phân loại, có chính sách khách hàng cụ thể và được phân cấp chi tiết đến từng cán bộ tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, định kỳ hàng năm tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xem xét lại lề lối làm việc, cũng như việc chấp hành các nguyên tắc và quy trình nghiệp vụ

trong cho vay của cán bộ cấp dưới và của toàn chi nhánh, kiểm tra chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra và quản lý vốn vay. Từ đó xác định được những khâu còn hạn chế, còn sơ hở dễ bị lợi dụng để chỉnh sửa bổ xung kịp thời và uốn nắn đi vào nề nếp, nhằm thực hiện bằng được mục tiêu hạn chế nợ quá hạn phát sinh do những nguyên nhân từ phía bản thân Ngân hàng.

II.6. Nâng cao chất lượng nhân sự

Thực hiện sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng đảm bảo đủ cả “chuyên” và “hồng”. Nói cách khác, hoạt động tín dụng ngân hàng đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng không chỉ có “tài” mà còn phải có “đức”.

Tài: nghĩa là người cán bộ tín dụng phải giỏi, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu về kinh tế thị trường thì mới làm tốt được công tác thẩm định, kiểm tra khách hàng, quản lý được chắc tình hình sử dụng vốn của người vay và tham mưu cho lãnh đạo những phương án, biện pháp hữu hiệu. Muốn vậy, NHNo & PTNT phải đào tạo lại cán bộ làm tín dụng, giúp họ có kiến thức về kinh tế thị trường đặc biệt là các lĩnh vực đầu tư vốn, nắm chắc các căn bản chế độ của ngành và luật pháp, có kiến thức về marketing, công tác khách hàng.

Đức: cán bộ tín dụng nếu chỉ có tài thì chưa đủ mà đòi hỏi họ phải có phẩm chất đạo đức tốt. Trên thực tế, nhiều trường hợp mất vốn, thậm chí xảy ra vụ án là do sự thoái hoá, sa ngã của cán bộ ngân hàng. Một khi cán bộ tín dụng cố tình lừa đảo, che giấu, thông đồng với người vay thì lãnh đạo rất khó phát hiện được vì họ là người quản lý trực tiếp.

Chính vì vậy, song song với việc đào tạo chuyên môn, Các NHTM nói chung NHNo & PTNT Hà Tây nói riêng phải thường xuyên giáo dục ý thức, kỷ cương cũng như tư cách đạo đức đối với cán bộ cấp dưới. Trong công tác tổ chức cán bộ phải thường xuyên theo dõi được sự thay đổi về đạo đức, lối sống của cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Phải

có chế độ thưởng phạt nghiêm minh để làm trong sạch đội ngũ cán bộ làm tín dụng.

II.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

Những năm gần đây, NHNo Hà Tây đã trang bi cho các phòng ban cơ sở vật chất tốt hơn, như máy vi tính và phần mềm kế toán, các trang thiết bị kỹ thuật khác. Tuy nhiên, đây không phải là công việc một chốc một lát mà là công việc thường xuyên liên tục. Nếu làm tốt công tác này, chắc chắn chất lượng dịch vụ công tác tín dụng của NHNo & PTNT HT còn đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây.DOC (Trang 63 - 68)