Những kiến nghị nhằm thực hiện các biện pháp

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây.DOC (Trang 68 - 74)

Quan thời gian thực tập tại NHNo & PTNT Hà Tây cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại Trường ĐHKTQD, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

III.1. Đối với NHNo & PTNT Hà Tây III.1.a. Chuẩn hoá cán bộ

Từng bước chuẩn hoá cán bộ đảm bảo đủ cả “chuyên” và “hồng” trước hết là cán bộ trực tiếp làm tín dụng và cán bộ lãnh đạo, có kế hoạch để đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng về kinh tế thị trường, về chuyên môn ngân hàng và các lĩnh vực mà ngân hàng đầu tư vốn, cũng như kiến thức pháp luật là công việc thường xuyên liên tục.

III.1.b. Kiểm tra, kiểm soát cán bộ tín dụng

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm soát nộ bộ và của cán bộ lãnh đạo đối với nhân viên nghiệp vụ cấp dưới, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các nguyên tắc chế độ, điều kiện và quy trình trong việc giải quyết cho vay của cán bộ tín dụng, phải coi việc phân tích nợ vay, phân tích tài chính của khách hàng là công việc thường xuyên của cán bộ tín dụng.

III.2.a.Hoàn thiện hành lang pháp lý

Để tạo môi trường thuận lợi cho công tác tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây nói riêng, cần phải có những cải cách trong việc xây dựng và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô cũng như có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật về ngân hàng. Cụ thể là: sửa đổi luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp với sự phát triển của ngân hàng trong điều kiện mới. Đồng thời sửa đổi các luật khác có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật phá sản…tạo hành lanh pháp lý thông thoáng, an toàn và phù hợp với xu thế hội nhập với thế giới cho hoạt động ngân hàng. Trong đó mục tiêu đặt ra là cần có các chế tài trong các luật để vừa xử phạt nghiêm minh, vừa tránh được hiện tượng “hình sự hoá” các quan hệ dân sự và kinh tế.

III.2.b. Đa dạng hoá các công cụ tài chính

Sự thiếu đa dạng của các công cụ tài chính làm cho hoạt động luân chuyển của các nguồn vốn ngắn hạn kém phong phú, hạn chế các nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng Trung ương, làm gia tăng tình trạng ứ đọng vốn. Sự phát triển của các công cụ tài chính là cần thiết vì nó sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các người đầu tư và vay vốn, giảm bớt các rủi ro do biến động lãi suất, mất khả năng thanh toán, tụt giá chứng khoán. Nguồn vốn cũng nhờ đó tăng tính linh động, tăng khả năng thanh khoản của các thị trường, giúp những người đi vay tìm được nguồn vốn mới, tăng cường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Trung ương, phản ánh đúng đắn các tín hiệu thị trường.

III.2.c.DNNN phải thế chấp tài sản khi vay vốn

Đề nghị sửa đổi quy định về việc các doanh nghiệp Nhà nước không phải thực hiện thế chấp tái sản khi vay vốn, cho phép các NHTM được chủ động quyết định hình thức cho vay (có đảm bảo hoặc không có đảm bảo) theo từng

trường hợp cụ thể để đảm bảo tính an toàn hiệu quả khi cho vay loại hình kinh tế này.

III.2.d. Đẩy mạnh công tác kiểm toán

Thực hiên các biện pháp kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ và chấp hành đúng chế độ kế toán thống kê và thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan kiểm toán nhà nước và các cơ quan này hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu đã kiểm toán của mình.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng không chỉ giúp ngân hàng tối ưu hoá lợi nhuận của mình mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình nhanh chóng có được đồng vốn vay để sản xuất, kinh doanh; đồng thời còn giúp doanh nghiệp, cá nhân thuận tiện hơn trong việc gửi tiết kiệm thu lời trong khi đồng vốn nhàn rỗi.

Chuyên đề “nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông

nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây đã đề cập đến những nội dung cơ

bản sau đây:

- Phân tích thực trạng tín dụng NHNo & PTNT Hà Tây. Bài viết đã nêu lên được kết quả hoạt động tín dụng từ năm 2001 đến nay, những biện pháp thực hiện có hiệu quả tại NHNo & PTNT Hà Tây và một số nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác tín dụng.

- Trên cơ sở phân tích rõ thực trạng hoạt động tín dụng ở NHNo & PTNT Hà Tây, bài viết đã đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHTM nói chung và NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây nói riêng.

Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của GS. TS Cao Cự Bội – Giáo viên hướng dẫn. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới ông Phạm Văn Vũ Phó giám đốc NHNN Hà Tây, ông Trần Văn Dự Giám đốc NHNo & PTNT Hà Tây cùng cô chú trong Ngân hàng đã tận tình giúp tôi thu thập thông tin, đóng góp cho tôi những ý kiến hết sức bổ ích để tôi hoàn thành chuyên đề này. /.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Hữu Tài chủ biên, Giáo trình Lý tuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê 2002.

2. Cao Sĩ Khiêm, Những vấn đề cơ bản về tiền tệ tín dụng và ngân hàng trong bước đầu đổi mới ở Việt Nam, Viện Khoa học Ngân hàng, 1995.

3. R.Raymond, Tiền tệ, ngân hàng và tín dụng, NXB Ngân hàng, 1992.

4. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt NamN, Tài liệu hội thảo, Giải pháp xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu Ngân hàng thương mại Việt Nam, 01/2003

6. Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2002, mục tiêu, phương hướng 2003

7. Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2004, mục tiêu, phương hướng 2004

8. Lịch sử ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu ………... 01

CH ƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NHTM…... 02

I. Tín dụng Ngân hàng thương mại………. 02

I.1. Sự ra đời và phát triển………..……….. 02

I.2. Khái niệm về tín dụng………. 03

I.3. Đặc điểm tín dụng………....…….. 04

I.4. Một số vấn đề cơ bản của tín dụng………... 05

I.5. Tầm quan trọng……… 07

II. Hiệu quả tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng ……….. 09

II.1. Hiệu quả tín dụng………...………... 09

II.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng………. 10

II.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng……… 14

CH ƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNT HÀ TÂY …………... 21

I. Lịch sử hình thành và phát triển……….. 21

I.1. Các năm 1988 – 1991………... 21

I.2. Các năm 1991 – 1996……… 27

I.3. Các năm 1996 – 2003………... 33

II. Cơ cấu tổ chức……….………. 39

II.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Hà Tây…... 39

II.2. Chức năng nhiệm vụ của NHNo & PTNT……….. 42

III.1. Nhìn ra thế giới………. 50

III.2. Tình hình trong nước………... 51

III.3. Kết quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Hà Tây năm 2002 và 2003……….. 53

CH ƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHNo & PTNTHT…………….. 68

I. Mục tiêu công tác tín dụng của NHNo & PTNT Hà Tây năm 2004……….. 68

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng NHNo & PTNT Hà Tây………. 68

II.1. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng……….…… 68

II.2. Phân loại khách hàng………...… 69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II.3. Thẩm định dự án tín dụng……… ………….... 70

II.4. Tăng cường giám sát trong suốt quá trình cho vay………. 71

II.5. Xử lý nợ xấu……… 72

II.6. Nâng cao chất lượng nhân sự ………. 73

II.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng………... 74

III. Những kiến nghị nhằm thực hiện các biện pháp………. 74

III.1. Đối với NHNo & PTNT Hà Tây………... 74

III.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Chính phủ……… 75

Kết luận ………..………. 77

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây.DOC (Trang 68 - 74)