Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên:

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học trung hoa cổ đại ảnh hưởng của nó đến tư duy của người việt nam (Trang 26 - 28)

 Về nguồn gốc của con người, Khổng Tử cho rằng trời sinh ra con người và muôn vật.

 Về vị trí và vai trò của con người trong mối quan hệ với trời đất: Con người do trời sinh ra nhưng sau đó con người cùng với trời, đất là ba ngôi sao tiêu biểu cho tất cả mọi vật trong thế giới vật chất và tinh thần.

 Về mối quan hệ giữa con người với trời: các nhà duy tâm đi sâu phát triển tư tưởng thiên mệnh của Khổng Tử cho rằng có mệnh trời và mệnh trời chi phối cuộc sống xã hội của con người, cuộc đời của mỗi con người

TRIẾT HỌC CỦA NHO GIA

Bản tính con người

 Khổng Từ cho rằng “Tính mỗi con người đều gần nhau, do tập tành và thói quen mới hóa ra xa nhau. Tính của con người do trời phú mà cứ buông lơi, thả lỏng trong cuộc sống thì tính không thể tránh khỏi tình trạng biến chất theo muôn vàn tập tục, tập quán. Trong hoàn cảnh ấy con người có thể trở thành vô đạo, dẫn đến cả nước vô đạo và thiên hạ vô đạo. Vì vậy, Khổng Tử khuyên nên coi trọng "giáo" hơn "chính", đặt giáo hóa lên trên chính trị.

 Mạnh Tử khẳng định bản tính con người vốn là thiện. Đã là con người ai cũng có trong người cái mầm thiện, nếu biết phát huy những đầu mối ấy thì con người ngày càng mạnh, có đủ sức giữ gìn bốn biển.

 Tuân Tử cho rằng tính con người sinh ra là hiếu lợi. Vì vậy, phải có chính sách uốn năn sửa lại tính để không làm điều ác. Muốn vậy phải giáo hóa, phải dùng lễ nghĩa, lễ nhạc để sửa tính ác thành tính thiện, để cái thiện ngày càng được tích lũy đến khi hoàn hảo.

TRIẾT HỌC CỦA NHO GIA

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học trung hoa cổ đại ảnh hưởng của nó đến tư duy của người việt nam (Trang 26 - 28)